Bài 24.12: Người ta phơi ra nắng một chậu chứa 5 lít nước. Sau một thời gian nhiệt độ của nước tăng từ 28°C lên 34°C. Hỏi nước đã thu được bao nhiêu năng lượng từ Mặt trời?
Ta có:
Q = mcAt = 5.4200.(34 – 28) = 126 000J = 126 kJ
Vậy nước thu được 126kJ năng lượng Mặt trời
Bài 24.13: Tại sao khí hậu ở các vùng biển ôn hòa hơn (nhiệt độ ít thay đổi hơn) ở các vùng nằm sâu trong đất liền?
Ban ngày, Mặt trời truyền cho mỗi đơn vị diện tích mặt biển và đất những nhiệt lượng bằng nhau. Do nhiệt dụng riêng của nước biển lớn hơn của đất nên ban ngày nước biển nóng lên chậm hơn và ít hơn đất liền. Ban đêm, cả mặt biển và đất liền đều tỏa nhiệt vào không gian nhưng mặt biển tỏa nhiệt chậm hơn và ít hơn đất liền. Vì vậy, nhiệt độ trong ngày ở các vùng gần biển ít thay đổi hơn ở các vùng nằm sâu trong đất liền.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 24.14: Một ấm đồng khối lượng 300g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 15°C. Hỏi phải đun trong bao nhiêu lâu thì nước trong ấm bắt đầu sôi? Biết trung bình mỗi giây bếp truyền cho ấm một nhiệt lượng là 500J. Bỏ qua sự hao phí về nhiệt ra môi trường xung quanh.
Tóm tắt:
mđồng = 300g = 0,3kg,
Advertisements (Quảng cáo)
mnước = 1kg,
t1 = 15℃
t2 = 100℃
Q1s = 500J
Tìm t = ?
Ta có:
Cđồng = 380J/kg.K, Cnước = 4200J/kg.K
Nhiệt lượng cần truyền để đun sôi ấm nước:
Q = (mđồng . Cđồng + mnước . Cnước ).( t2 – t1) = (0,3.380 + 1.4200).85 = 366 690J
Thời gian đun: \(t = {Q \over {{Q_{{\rm{1s}}}}}}{{366690} \over {500}}\) ≈12phút14giây