Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Vật Lý 8

Bài 17.5, 17.6, 17.7, 17.8 trang 47, 48 SBT Vật Lý 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

Bài 17 Sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng Sách bài tập Vật lí 8.Giải bài 17.5, 17.6, 17.7, 17.8 trang 47, 48 Sách bài tập Vật lí 8. Câu 17.5: Người ta ném một vật theo phương nằm ngang từ một độ cao nào đó cách mặt đất…

Bài 17.5: Người ta ném một vật theo phương nằm ngang từ một độ cao nào đó cách mặt đất. Thế năng và động năng của vật thay đổi như thế nào từ lúc ném đến lúc vật chạm đất? Bỏ qua sức cản của không khí, cơ năng của vật lúc chạm đất và lúc ném có như nhau không ?

– Thế năng giảm dần, động năng tăng dần

– Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì cơ năng của vật khi chạm đất bằng cơ năng của vật khi được ném đi.


Bài 17.6: Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB (H.17.3). Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Động năng của vật tại A lớn nhất

B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B

C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất

D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C

Advertisements (Quảng cáo)

=> Chọn C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất


Bài 17.7: Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động (H.17.4). Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.  Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí c động năng tăng dần, thế năng giảm dần

B. Con lắc chuyển động từ c đến B, thế năng tăng dần, động năng giảm dần

C. Cơ năng của con lắc ở vị trí c nhỏ hơn ở vị trí A

D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí B

Advertisements (Quảng cáo)

=> Chọn C. Cơ năng của con lắc ở vị trí c nhỏ hơn ở vị trí A


Bài 17.8: Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật rơi đến vị trí B (H.17.5) thì động năng của vật bằng \({1 \over 2}\) thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 100J thì có giá trị bằng thế năng.

Thế năng của vật ở vị trí A là:

A. 50J                          B. 100J

C. 200J                        D. 600J

=> Chọn D. 600J

Giải thích: Gọi wđ: động năng, wt: Thế năng; w. Cơ năng

Theo đề bài: Tại B: WđB = \({1 \over 2}\) – WtB

Tại C: WđB + 100 = WtB – 100

         WđB + 100 = 2WđB – 100

    =>WđB = 200 J

         WtB = 400 J

         WB = 600J = WtA

Advertisements (Quảng cáo)