Bài 17.9: Một con lắc đang dao động từ vị trí A sang vị trí C và ngược lại (H.17.6). Nếu lấy mốc tính độ cao là mặt đất và bỏ qua ma sát với không khí thi tại điểm A và điểm c, con lắc
A. có cơ năng bằng không
B. chỉ có thế năng hấp dẫn
C. chỉ có động năng
D. có cả động năng và thế năng hấp dẫn
=> Chọn B. chỉ có thế năng hấp dẫn
Bài 17.10: Đưa một vật có khối lượng m lên độ cao 20m. Ở độ cao này vật có thế năng 600J
a) Xác định trọng lực tác dụng lên vật
Advertisements (Quảng cáo)
b) Cho vật rơi với vận tốc ban đầu báng không. Bỏ qua sức cản không khí. Hỏi khi rơi tới độ cao băng 5m, động nàng của vật có giá trị băng bao nhiêu?
a) Trọng lực tác dụng lên vật: \(P = {A \over h} = {{600} \over {20}} = 30N\)
b) Thế năng tại độ cao 5m là 150J
=> Động năng tại độ cao 5m là 450J
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 17.11: Hãy chỉ ra sự biến đổi từ một dạng năng lượng này sang một dạng năng lượng khác trong các trường hợp sau:
a) Khi nước đổ từ thác xuống
b) Khi ném một vật lên theo phương đứng thẳng
c) Khi lên dây cót đồng hồ
a) Có sự biến đổi từ thế năng hấp dẫn sang động năng
b) Có sự biến đổi từ động năng sang thế năng hấp dẫn
c) Có sự thực hiện công biến đổi thế năng đàn hồi
Bài 17.12: Hãy lấy ví dụ các vật vừa có thế năng và vừa có động năng
Ví dụ:
– Máy bay đang bay trên bầu trời
– Chim đang bay trên bầu trời
– Nước chảy từ trên cao xuống…