Bài 32.16: Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và có tổng số điện tích hạt nhân là 16.
a) Xác định tên các nguyên tố X và Y
b) Cho biết vị trí của 2 nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
\(\left\{ \matrix{{Z_X} – {Z_Y} = 8 \hfill \cr {Z_x} + {Z_Y} = 16 \hfill \cr} \right. \to {Z_X} = 12(Mg);{Z_Y} = 4(Be)\)
Tên nguyên tố X là magie, nguyên tố Y là beri.
b) Nguyên tố Mg ở chu kì 3 nhóm IIA.
Nguyên tố Be ở chu kì 2 nhóm IIA.
Bài 32.17: Xác định thành phần phần trăm (về thể tích) của hỗn hợp khí gồm N2, CO và C02, biết rằng khi cho 10,0 lít (ở đktc) hỗn hợp khí đó đi qua một lượng dư nước vôi, rồi cho qua đồng(II) oxit dư đốt nóng thì thu được 5 gam kết tủa và 3,2 gam đồng.
Nếu cũng lấy 10,0 lít (ở đktc) hỗn hợp khí đó cho đi qua ống đồng(II) oxit dư đốt nóng, rồi đi qua một lượng dư nước vôi trong thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?
Phương trình hóa học của phản ứng:
\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O\) (1)
0,05 mol \({5 \over {100}} = 0,05(mol)\)
\(CuO + CO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow C{O_2} + Cu\) (2)
Advertisements (Quảng cáo)
0,05 mol 0,05 mol \({{3,2} \over {64}} = 0,05(mol)\)
Như vậy: \({n_{hh}} = {{10} \over {22,4}} = 0,45(mol);{n_{{N_2}}} = 0,45 – 0,05 – 0,05 = 0,35(mol)\)
\(\% {V_{{N_2}}} = {{0,35} \over {0,45}} \times 100\% = 77,78\% \)
\(\% {V_{C{O_2}}} = \% {V_{CO}} = {{0,05} \over {0,45}} \times 100\% = 11,11\% \)
Nếu cho phản ứng (2) thực hiện trước rồi mới đến phản ứng (1) thì
\(\sum {{n_{C{O_2}}} = 0,05 + 0,05 = 0,1(mol)} \)
\({n_{CaC{O_3}}} = 0,1(mol)\)
Vậy \({m_{CaC{O_3}}} = 0,1 \times 100 = 10(gam)\)
Bài 32.18: Hoà tan 10 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kịm loại hoá trị II và III bằng dung dịch HCl, ta thu được dung dịch X và 0,672 lít khí bay ra (ở đktc). Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch X.
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 1 : Viết phương trình hoá học của XCO3 và Y2(CO3)3 với dung dịch HCl và rút ra nhận xét :
\({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}};{n_{{\rm{ax}}it}} = 2{n_{C{O_2}}}\)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có :
m2 muối cacbonat + maxit = m2 muối clorua + mCO2 + mH20
m2 muối clorua = 10 + (0,03 x 2 x 36,5) – (0,03 x 44) – (0,03 x 18) = 10,33 (gam)
Cách 2 : Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Viết phương trình hoá học của XCO3 và Y2(C03)3 với dung dịch HCl, ta nhận thấy khi chuyển từ muối cacbonat thành muối clorua thì cứ 1 mol CO2 bay ra thì khối lượng tăng : 71 – 60 = 11 (gam)
0,03 mol CO2 bay ra thì khối lượng tăng : 0,03 x 11 gam
Tổng khối lượng muối clorua tạo thành : 10 + (0,03 x 11)= 10,33 (gam)
Bài 32.19: Thể tích khí clo cần phản ứng với kim loại M bằng 1,5 lần lượng khí sinh ra khi cho cùng lượng kim loại đó tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl dư trong cùng điều kiện. Khối lượng muối clorua sinh ra trong phản ứng với clo gấp 1,2886 lần lượng sinh ra trong phản ứng với axit HCl. Xác định kim loại M
Phương trình hóa học của phản ứng:
\(M + {n \over 2}C{l_2} \to MC{l_n}\)
\(M + mHCl \to MC{l_m} + {m \over 2}{H_2}\)
Theo đề bài, ta có:
\(\left\{ \matrix{{n \over 2} = 1,5{m \over 2} \hfill \cr n,m = 1,2,3 \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{n = 3 \hfill \cr m = 2 \hfill \cr} \right.\)
và M + 106,5 = 1,2886 (M+71)
Giải ra, ta có M = 52 (Cr)