Bài 30.1: Những cặp chất nào dưới đây có thể tác dụng với nhau ? Viết các phương trình hoá học (nếu có).
a) Si02 và C02 ; b) Si02 và NaOH ;
c) Si02 và CaO ; d) Si02 và H2S04 ; e) Si02 và H20.
Những cặp chất có thể tác dụng với nhau :
b) Si02 + 2NaOH ——–> Na2Si03 + H20
c) Si02 + CaO ——- > CaSi03
Bài 30.2: Một loại thuỷ tinh dùng để làm cửa kính, hoặc đồ dùng gia đình có thành phần : 75% Si02 ; 12% CaO ; 13% Na20. Hãy tìm công thức hoá học của thuỷ tinh dưới dạng các oxit.
Đặt công thức hóa học của loại thủy tinh này là:
Advertisements (Quảng cáo)
\(xN{a_2}O.yCaO.zSi{O_2};{M_{N{a_2}O}} = 62(gam);{M_{CaO}} = 56(gam);{M_{Si{O_2}}} = 60(gam)\)
Với những điều kiện như sau : x, y, z là những số nguyên, dương ;
Tỉ lệ x : y : z là nhữiig số nguyên đơn giản nhất. Theo đầu bài ta có tí lệ :
\(y:z = {{13} \over {62}}:{{12} \over {56}}:{{75} \over {60}} = 0,21:0,21:1,25 = 1:1:6\)
Công thức hóa học của loại thủy tinh trên là : \(N{a_2}O.CaO.6Si{O_2}\)
Bài 30.3: Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học sau
Advertisements (Quảng cáo)
\(\left. \matrix{1.N{a_2}C{O_3} + ….. \to …. + ….. \hfill \cr 2…….. + Si{O_2} \to …. + ….. \hfill \cr} \right\}\) Thành phần chính của thủy tinh thường
\(1.N{a_2}C{O_3} + Si{O_2} \to N{a_2}Si{O_3} + C{O_2} \uparrow \)
\(2.CaC{O_3} + Si{O_2} \to CaSi{O_3} + C{O_2} \uparrow \)
Bài 30.4: Dung dịch chất nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh ?
A. HNO3 ; C. HCl;
B. H2S04 ; D. HF.
Dung dịch HF không thể chứa trong bình thuỷ tinh vì HF tác dụng với SiO2 trong thuỷ tinh :
Si02 + 4HF ——–> SiF4 + 2H20