Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 27.1, 27.2, 27.3, 27.4 trang 33 SBT Hóa học 9: Trong quá trình luyện quặng sắt thành gang, người ta dùng CO làm chất khử. Hãy tính thể tích khí co (đktc) có thể thu được từ 1 tấn than chứa 90% cacbon, nếu hiệu suất của cả quá trình phản ứng là 85%

Bài 27. Cacbon – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 27.1, 27.2, 27.3, 27.4 trang 33 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 27.1: Người ta đã căn cứ vào tính chất vật lí và tính chất hoá học của than để sử dụng than trong thực tế đời sống như thế nào; Trong quá trình luyện quặng sắt thành gang, người ta dùng CO làm chất khử. Hãy tính thể tích khí co (đktc) có thể thu được từ 1 tấn than chứa 90% cacbon, nếu hiệu suất của cả quá trình phản ứng là 85%…

Bài 27.1: Người ta đã căn cứ vào tính chất vật lí và tính chất hoá học của than để sử dụng than trong thực tế đời sống như thế nào ? Cho thí dụ.

– Dựa vào khả năng hấp phụ của than để hấp phụ các chất độc (dùng trong mặt nạ phòng độc), loại chất bẩn trong lọc đường, lọc dầu thực vật, làm xúc tác cho phản ứng giữa các chất khí.

– Phản ứng của than với oxi toả nhiều nhiệt cho nên từ lâu than được dùng làm chất đốt, làm nguyên liệu trong quá trình luyện quặng thành gang.

– Cacbon dùng làm chất khử : 3C + Fe203 \(\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \) 3CO + 2Fe

Nhiệt độ càng cao, tính khử của cacbon càne mạnh. Người ta dùng cacbon để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.


Bài 27.2: Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau và cho biết tính chất hoá học của cacbon (là chất oxi hoá hay chất khử)

\((1)C + C{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CO\)

\((2)C + F{e_2}{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Fe + CO\)

\((3)C + CaO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Ca{C_2} + CO\)

\((4)C + PbO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Pb + C{O_2}\)

\((5)C + CuO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + C{O_2}\)

           

\((1)C + C{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2CO\)

\((2)3C + F{e_2}{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe + 3CO\)

\((3)3C + CaO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cá{C_2} + CÓ\)

Advertisements (Quảng cáo)

\((4)C + 2PbO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Pb + C{O_2}\)

\((5)C + 2CuO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Cu + C{O_2}\)

Trong các phản ứng trên C là chất khử.


Bài 27.3: Trong quá trình luyện quặng sắt thành gang, người ta dùng CO làm chất khử. Hãy tính thể tích khí co (đktc) có thể thu được từ 1 tấn than chứa 90% cacbon, nếu hiệu suất của cả quá trình phản ứng là 85%.

Khối lượng cacbon trong 1 tấn than: \({{1000 \times 90} \over {100}} = 900(kg)\)

   \(2C + {O_2} \to 2CO\)

2×12 kg             2×22,4 \({m^3}\)

900kg                 x \({m^3}\)

\(x = {{900 \times 2 \times 22,4} \over {2 \times 12}} = 1680({m^3})\)

Advertisements (Quảng cáo)

Thực tế, thể tích khí CO thu được là: \(1680 \times {{85} \over {100}} = 1428({m^3})\)


Bài 27.4: Viết phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau

a) \(C\buildrel {(1)} \over\longrightarrow C{O_2}\buildrel {(2)} \over\longrightarrow CaC{O_3}\buildrel {(3)} \over
\longrightarrow CaO\buildrel {(4)} \over\longrightarrow Ca{(OH)_2}\buildrel {(5)} \over\longrightarrow Ca{(HC{O_3})_2}\)

b) \(F{e_2}{O_3}\buildrel {(1)} \over\longrightarrow Fe\buildrel {(2)} \over\longrightarrow FeC{l_3}\buildrel {(3)} \over\longrightarrow Fe{(OH)_3}\buildrel {(4)} \over\longrightarrow F{e_2}{O_3}\)

\(Fe\buildrel {(5)} \over\longrightarrow FeC{l_2}\buildrel {(6)} \over\longrightarrow Fe{(OH)_2}\)

  Phương trình háo học :

a)

\((1)C + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow C{O_2}\)

\((2)C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{Ô_3} \downarrow  + {H_2}O\)

\((3)CaC{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow CaO + C{O_2}\)

\((4)CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\)

\((5)Ca{(OH)_2} + 2C{O_2} \to Ca{(HC{O_3})_2}\)

b)

\((1)F{e_2}{O_3} + 3{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe + 3{H_2}O\)

(hoặc viết \(F{e_2}{O_3} + 3CO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe + 3C{O_2}\) )

\((2)2Fe + 3C{l_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2FeCl\)

\((3)FeC{l_3} + 3NaOH \to Fe{(OH)_3} \downarrow  + 3NaCl\)

\((4)2Fe{(OH)_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O\)

\((5)Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \)

\((6)FeC{l_2} + 2NaOH \to Fe{(OH)_2} \downarrow  + 2NaCl\)

Advertisements (Quảng cáo)