Bài 19.1: Muối Fe (III) được tạo thành khi cho Fe tác dụng với dung dịch
A. HNO3 (loãng, dư); B. H2SO4 loãng ;
C. HCl; D. CuS04
Đáp án A.
Bài 19.2: Cho các kim loại : Ni, Fe, Cu, Zn ; số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(N03)2 là
A. 1 ; B. 2 ; c. 3 ; D. 4.
Đáp án C.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 19.3: Dung dịch FeS04 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại
A. Ag ; B. Fe ; C. Cu ; D. Zn.
Đáp án D.
Bài 19.4:
Advertisements (Quảng cáo)
a) Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất ?
b) Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại : sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.
a) Al, Fe là kim loại hoạt động hoá học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
b) Dùng dung dịch kiềm (thí dụ NaOH) :
– Cho 3 kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, kim loại nào tác dụng với NaOH cho khí H2 bay ra là Al.
\(2Al + 2NaOH + 2{H_2}O \to 2NaAl{O_2} + 3{H_2} \uparrow \)
– Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, kim loại nào cho khí H2 bay ra là Fe, còn Cu không phản ứng.
\(Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \)