Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 22.5, 22.6, 22.7, 22.8 trang 28 SBT Hóa học 9: Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam. Viết PTHH?

Bài 22. Luyện tập chương 2 – Kim loại – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 22.5, 22.6, 22.7, 22.8 trang 28 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 22.5: Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag; Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam. Viết PTHH?…

Bài 22.5: Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag.

a)  Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần.

b)  Chọn những phản ứng hoá học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại. Viết các phương trình hoá học.

a) Sắp xếp theo thứ tự hoạt động hoá học tăng dần : Ag, Cu, Al, Na.

b) Phương trình hoá học chứng minh.

– Na tác dụng mãnh liệt với H20 còn Al tác dụng chậm :

2Na + 2H20 ——> 2NaOH + H2

– Kim loại Al và Na tác dụng với dung dịch HCl, còn Ag, Cu không tác dụng :

2Al + 6HCl ——> 2AlCl3 + 3H2

2Na + 2HCl ——> 2NaCl + H2

– Khi cho các kim loại Cu, Ag tác dụng với oxi chỉ có Cu tác dụng, còn Ag không tác dụng :

2Cu + O2  ——> 2CuO


Bài 22.6: Viết phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau

\(Fe\buildrel {(1)} \over\longrightarrow FeC{l_3}\buildrel {(2)} \over\longrightarrow Fe{(OH)_3}\buildrel {(3)} \over\longrightarrow F{e_2}{O_3}\buildrel {(4)} \over\longrightarrow Fe\)

Phương trình hóa học :

\((1)Fe + 3C{l_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2FeC{l_3}\)

Advertisements (Quảng cáo)

\((2)FeC{l_3} + 3NaOH \to Fe{(OH)_3} \downarrow  + 3NaCl\)

\((3)2Fe{(OH)_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O\)

\((4)F{e_2}{O_3} + 3CO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe + 3C{O_2}\)


Bài 22.7: Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam.

a)  Viết phương trình hoá học.

b)  Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.

a) Phương trình hoá học : Fe + CuSO4 ———> FeS04 + Cu

Khối lượng dung dịch CuSO4 : mdd CuS04 = 1,12 x 50 = 56 (gam).

CuSO4    +   Fe ——–> FeSO4    +    Cu

1mol          1 mol           1 mol         1 mol

Advertisements (Quảng cáo)

X moi         X mol           X mol         X mol

64x — 56x = 5,16 – 5 = 0,16 (gam) => x = 0,02 mol.

mCuS04 tham gia phản ứng = 0,02 x 160 = 3,2 (gam);

100 gam dung dịch CuSO4 có 15 gam CuSO4 nguyên chất.

56 gam dung dịch CuSO4 có X gam CuSO4 nguyên chất.

\(x = {{56 \times 15} \over {100}} = 8,4(gam);{m_{CuS{O_4}}}còn lại = 8,4 – 3,2 = 5,2(gam)\)

m FeS04 = 0,02 x 152 = 3,04 (gam).

mdd sau phản ứng = 56 – 0,16 = 55,84 (gam).

\(C{\% _{{\rm{CuS}}{O_4}}} = {{5,2} \over {55,84}} \times 100\%  = 9,31\% \)

\(C{\% _{FeS{O_4}}} = {{3,04} \over {55,84}} \times 100\%  = 5,44\% \)


Bài 22.8: Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu là

A. 35% và 65% ;              B. 40% và 60% ;

C. 70% và 30% ;               D. 50% và 50%.

Đáp án C.

  Fe       +     CuSO4 ————- > FeSO4   +  Cu

1 mol      1 mol              1 mol      1 mol

x mol      x mol               x mol     x mol

Khối lượng Fe phản ứng (cũng là khối lượng sắt trong hỗn hợp đầu) là 56x. Khối lượng Cu sinh ra 64x.

CuSO4 dư nên chất rắn sau phản ứng là đồng :

10 – 56x + 64x = 11 ——> \({x^,} = {1 \over 8}(mol)\)

mFe trong hỗn hợp đầu là: \(56 \times {1 \over 8} = 7(gam)\)

\(\% {m_{Fe}} = {{7 \times 100\% } \over {10}} = 70\% ;\% {m_{Cu}} = 100\%  – 70\%  = 30\% \)

Fe       +

CuS04 (dư)  —- >à

 FeS04

+ Cu

1 mol

1 moi

1 mol

1 mol

X mol

X mol

X mol

X mol

Advertisements (Quảng cáo)