Bài 1: Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai ?
A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.
B. Nước giải khát được nén khí CO2 ở áp suất cao hơn có độ chua (độ axit) lớn hơn.
C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
Chọn A.
Bài 2: Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là đúng?
A. Hằng số cân bằng Kc của mọi phản ứng đều tăng khi tăng nhiệt độ.
B. Hằng số cân bằng Kc càng lớn, hiệu suất phản ứng càng nhỏ.
C. Khi một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng cũ chuyển sang một trạng thái cân bằng mới ở nhiệt độ không đổi, hằng số cân bằng Kc biến đổi.
D. Khi thay đổi hệ số tỉ lượng các chất trong phương trình hóa học của một phản ứng, giá trị của hằng số cân bằng Kc thay đổi.
Chọn D.
Bài 3: Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?
a) \(Fe + CuS{O_4}\,\,\left( {2M} \right)\) và \(Fe + CuS{O_4}\,\left( {4M} \right)\) (cùng nhiệt độ).
b) \(Zn + CuS{O_4}\,\left( {2M,{{25}^0}C} \right)\) và \(Zn + CuS{O_4}\,\left( {2M,{{50}^0}C} \right)\).
c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ)
d) \(2{H_2} + {O_2}\,\,\buildrel {{t^0}\,thường} \over \longrightarrow \,2{H_2}O\) và \(2{H_2} + {O_2}\,\,\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{Pt}^{{t^0}\,thường}} \,\,2{H_2}O\)
Phản ứng có tốc độ lớn hơn:
\(\eqalign{ & a)\,\,Fe + CuS{O_4}\left( {4M} \right) \cr & b)\,\,Zn + CuS{O_4}\,\,\left( {2M,{{50}^0}C} \right) \cr & c)\,\,Zn\,(bột)\, + CuS{O_4}\,\left( {2M} \right) \cr & d)\,\,2{H_2} + {O_2}\,\,\buildrel {Pt,{t^0}\,thường} \over \longrightarrow \,\,2{H_2}O \cr} \)
Bài 4: Cho phản ứng thuận nghịch sau:
\(2NaHC{O_3}(r )\mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}}N{a_2}C{O_3}\left( r \right) + C{O_2}\left( k \right) + {H_2}O\left( k \right)\)
\(\Delta H = 129kJ\)
Advertisements (Quảng cáo)
Có thể dùng những biện pháp gì để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3 ?
Biện pháp để cân bằng chuyển dịch hoàn toàn theo chiều thuận:
– Đung nóng.
– Giảm áp suất bằng cách thực hiện phản ứng trong bình hở.
Bài 5: Khi đun nóng HI trong một bình kín, xảy ra phản ứng sau:
\(2HI\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,{H_2}\left( k \right) + {I_2}\left( k \right)\)
a) Ở một nhiệt độ nào đó, hằng số cân bằng Kc của phản ứng bằng \({1 \over {64}}\). Tính xem có bao nhiêu phần trăm HI bị phân hủy ở nhiệt độ đó.
b) Tính hằng số cân bằng Kc của hai phản ứng sau ở cùng nhiệt độ như trên:
\(HI\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,{1 \over 2}{H_2}\left( k \right) + {1 \over 2}{I_2}\left( k \right)\) và
\({H_2}\left( k \right) + {I_2}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,2HI\,\left( k \right)\)
Gọi \({K_{{C_1}}},{K_{{C_2}}},{K_{{C_3}}}\) lần lượt là các hằng số cân bằng của các phản ứng đã cho.
a) Ta có: \({K_{{C_1}}} = {{\left[ {{H_2}} \right]\left[ {{I_2}} \right]} \over {{{\left[ {HI} \right]}^2}}} = {1 \over {64}}\)
Giả sử ban đầu nồng độ HI là 1 mol/l
Tại thời điểm cân bằng nồng độ HI phân hủy là 2x: [H2] = [I2] = x.
Advertisements (Quảng cáo)
\(\left[ {HI} \right] = \left( {1 – 2x} \right) \Rightarrow {{{x^2}} \over {{{\left( {1 – 2x} \right)}^2}}} = {1 \over {64}} \Rightarrow x = 0,1\)
Phần trăm HI bị phân hủy: \({{0,1.2} \over 1}.100\% = 20\% \)
b)
\(\eqalign{
& HI\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,{1 \over 2}{H_2}\left( k \right) + {1 \over 2}{I_2}\left( k \right);\cr&{K_{{C_2}}} = {{{{\left[ {{H_2}} \right]}^{{1 \over 2}}}{{\left[ {{I_2}} \right]}^{{1 \over 2}}}} \over {\left[ {HI} \right]}} = \sqrt {{K_{{C_1}}}} = {1 \over 8} \cr
& {I_2}\left( k \right) + {H_2}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,2HI\left( k \right);\cr&{K_{{C_3}}} = {{{{\left[ {HI} \right]}^2}} \over {\left[ {{I_2}} \right]\left[ {{H_2}} \right]}} = {1 \over {{K_{{C_1}}}}} = 64 \cr} \)
Bài 6: Phản ứng nung vôi xảy ra như sau trong một bình kín:
\(CaC{O_3}\left( r \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,CaO\left( r \right) + C{O_2}\left( k \right)\, ;\,\,\,\Delta H = 178kJ\)
Ở 8200C hằng số cân bằng Kc = 4,28.10-3.
a) Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
b) Khi phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng Kc có biến đổi không và biến đổi như thế nào? Giải thích.
– Thêm khí CO2 vào.
– Lấy bớt một lượng CaCO3 ra.
– Tăng dung tích của bình phản ứng lên.
– Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.
c) Tại sao miệng các lò nung vôi lại để hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?
Phản ứng nông vôi:
\(CaC{O_3}\left( r \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,CaO\left( r \right) + C{O_2}\left( k \right);\,\,\Delta H = 178kJ\)
a) Phản ứng trên là thu nhiệt.
b) – Khi thêm khí CO2, hằng số cân bằng Kc tăng vì Kc = [CO2].
– Lượng CaCO3(r) không ảnh hưởng đến Kc.
– Khi tăng dung tích của bình phản ứng, Kc giảm vì [CO2] giảm.
– Khi giảm nhiệt độ, cân bằng của phản ứng nung vôi chuyển dịch theo chiều nghịch. Nồng độ CO2 giảm dần đến Kc giảm.
c) Miệng các lò nung vôi để hở vì làm như vậy áp suất khí CO2 giảm, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Nếu đậy kín, áp suất khí CO2 tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Giải thích : Áp dụng nguyên lý La Sơ-tơ-li-ê nên \({K_c} = \left[ {C{O_2}} \right]\)
Bài 7: Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau:
\(CaC{O_3}\left( r \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,CaO\left( r \right) + C{O_2}\left( k \right)\)
Ở nhiệt độ 8200C, hằng số cân bằng \({K_c} = 4,{28.10^{ – 3}}\)
Ở nhiệt độ 8800C, hằng số cân bằng \({K_c} = 1,{06.10^{ – 2}}\)
Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.
Phản ứng xảy ra:
\(CaC{O_{3\,\left( r \right)}}\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,Ca{O_{\left( r \right)}} + C{O_{2\left( k \right)}};\,\,K = \left[ {C{O_2}} \right]\)
+ Ở nhiệt độ 8200C: \({K_c} = 4,{28.10^{ – 3}},\) do đó \(\left[ {C{O_2}} \right] = 4,{28.10^{ – 3}}\,\,\left( {mol/l} \right)\)
\( \Rightarrow H\% = {{4,{{28.10}^{ – 3}}} \over {0,1}}.100 = 4,28\% \)
+ Ở nhiệt độ 8800C: \({K_c} = 1,{06.10^{ – 2}},\) do đó \(\left[ {C{O_2}} \right] = 1,{06.10^{ – 2}}\,\,\left( {mol/l} \right)\)
\( \Rightarrow H\% = {{1,{{06.10}^{ – 3}}} \over {0,1}}.100 = 10,6\% \)
Vậy ở nhiệt độ cao hơn, lượng CaO, CO2 tạo thành theo phản ứng nhiều hơn, nghĩa là ở nhiệt độ cao hơn, hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 lớn hơn.
Giải thích: Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt. Cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.