Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Sinh học 10

Bài 5, 6, 7, 8 trang 146 SBT Sinh 10: Hô hấp tế bào là gì ?

Chương III Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào SBT Sinh lớp 10. Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 146 Sách Bài Tập Sinh học 10. Câu 5: Tại sao enzim xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng sinh hoá ?…

Bài 5: Tại sao enzim xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng sinh hoá ?

– Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng bằng cách tạo nhiều phản ứng sinh hóa tạo nhiều phản ứng trung gian. Ví dụ: Hệ thống A + B ↔ C+ D có chất xúc tác X tham gia phản ứng thì các phản ứng có thể tiến hành theo các giai đoạn sau: A+ B+ X → ABX →CDX → C + D + X. Thoạt đầu enzim liên kết với cơ chất để tạo hợp chất trung gian ( enzim – Cơ chất). Cuối cùng phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. enzim được giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng với cơ chất mới.

Bài 6: Cho ví dụ và giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ và độ pH tới hoạt tính của enzim.

– Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của enzim.

+ Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu ( tại nhiệt độ đó enzim có hoạt tính cao nhất)

+ VD: các enzim ở tế bào người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ  35oC – 40oC, khi vượt quá nhiệt độ tối ưu,thì hoạt tính enzim bị giảm hoặc mất hẳn. VD: khi cơ thể người bị sốt…

– Ảnh hưởng của pH tới hoạt tính của enzim:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Mỗi enzim có pH tối ưu riêng, đa số các enzim có pH tối ưu từ 6 đến 8. Có enzim hoạt động tối ưu trong môi trường axit

+ VD:  pepsin có pH tối ưu là 2.

Bài 7: Hô hấp tế bào là gì ? Có thể chia làm mấy giai đoạn chính, là những giai đoạn nào ? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp nội bào diễn ra ở đâu ?

Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O , đồng thời năng lượng của chúng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng rất dễ sử dụng chứa trong các phân tử ATP. Ở các tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra chủ yếu trong ti thể.
Hô hấp tế bào được chia làm 3 giai đoạn chính:

Advertisements (Quảng cáo)

– Đường phân : Đường phân xảy ra trong bào tương. Kết thúc quá trình đường phân, phân tử glucôzơ (6 cacbon) bị tách thành 2 phân tử axit piruvic (3 cacbon).

– Chu trình Krebs:  xảy ra trong chất nền ti thể.

– Chuỗi truyền electron hô hấp: xảy ra ở màng trong ty thể.

Bài 8: Tại sao nói chu trình Crep là trung tâm của những quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ trong tế bào ?

– Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống: phân giải các chất hữu cơ : cacbonhidrat , lipit, protein để tạo ATP cung cấp cho các hoạt động của tế bào.

– Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình sinh tổng hợp:Acetyl – coA là chất trung gian cho quá trình tổng hợp chất béo, protein.

– Đầu mối của nhiều con đường chuyển hóa: chuyển hóa cacbonhidrat ↔ lipit, protein ↔ lipit , cacbonhidrat ↔ protein.

– Tạo ra các coenzim tham gia vào quá trình chuyển hóa

 

Advertisements (Quảng cáo)