Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Hóa học 10

Bài 5.6, 5.7, 5.8, 5.9, 5.10, 5.11 trang 47 Sách BT Hóa lớp 10: Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử nguyên tố ?

Bài 21 Khái quát về nhóm halogen SBT Hóa lớp 10. Giải bài 5.6, 5.7, 5.8, 5.9, 5.10, 5.11 trang 47 Sách bài tập Hóa học 10. Câu 5.6: Xác định các chất trong sơ đồ chuyển hoá sau…

Bài 5.6: Xác định các chất trong sơ đồ chuyển hoá sau :

\(A_1, B_1\) là \(Na , Cl_2\)

\(A_2, B_2\) là \(Na_2O , HCl\)

\(A_3, B_3\) là \(NaOH , CaCl_2\)

\(A_4, B_4\) là \(Na_2CO_3 , ZnCl_2\)

\(A_5, B_5\) là \(Na_3PO_4 , MgCl_2\)

\(A_6, B_6\) là \(Na_2SO_4 , BaCl_2\)

Bài 5.7: Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là \(4s^2 4p^5\)

a) Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử nguyên tố đó.

b) Cho biết tên, kí hiệu hoá học và cấu tạo phân tử của đơn chất halogen này.

c) Nêu tính hoá học cơ bản của nguyên tố trên.

d) So sánh tính chất hoá học của nguyên tố này với 2 nguyên tố halogen khác đứng trên và dưới nó trong nhóm halogen.

a) \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^10 4s^2 4p^5\)

b) Đó là brom, kí hiệu hoá học là Br, phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng 1 liên kết cộng hoá trị.

c) Tính chất hoá học cơ bản là tính oxi hoá mạnh.

Advertisements (Quảng cáo)

d) Brom có tính oxi hoầ yếu hơn clo nhưng mạnh hơn iot.

\(Cl_2 + 2NaBr → 2NaCl + Br_2\)

\( Br_2 + 2NaI → 2NaBr + I_2\)

Bài 5.8: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi cho clo và iot lần lượt tác dụng với dung dịch KOH ở nhiệt độ thường. Giải thích vì sao có sự khác nhau ở 2 phản ứng đó:

  \(Cl_2 + 2KOH → KC1 + KClO + H_2O\)

\(3I_2 + 6KOH → 5KI + KI_O3 + 3H_2O\)

Trong môi trường kiềm, ion \(XO^-\) phân huỷ theo phản ứng sau :

\(3XO^-→ 2X^-+ XO3^-\) (kí hiệu X là halogen)

lon \(ClO^-\) phân huỷ rất chậm ở nhiệt độ thường, phân huỷ nhanh ở nhiệt độ trên 75°C

Ion \(IO^-\) phân huỷ ở tất cả các nhiệt độ trên, do đó ở nhiệt độ thường, ta có 2 phản ứng trên.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 5.9: Cho 5 gam brom có lẫn tạp chất là clo vào một dung dịch chứa 1,600 gam KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 gam chất rắn khan. Xác định % về khối lượng của clo trong 5 gam brom đem phản ứng.

Khối lượng muối giảm là :

1,600- 1,155 = 0,445 (g)

\(Cl_2 + 2KBr → 2KC1 + Br_2\)

 71 g       238 g       149 g khối lượng muối giảm đi 89 g

xg                                                                        0,445 g

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\frac{{71}}{x} = \frac{{89}}{{0,445}} \to x = \frac{{71.0,445}}{{89}} = 0,355\left( g \right)\,clo\\
\% {m_{clo}} = \frac{{0,355}}{5}.100\% = 7,1\%
\end{array}\)

Bài 5.10: Khi cho 20 \(m^3\) không khí có chứa khí clo đi qua một ống đựng muối KBr, khối lượng của muối đó giảm bớt 178 mg. Xác-định làm lượng của khí clo \((mg/m^3)\) trong không khí.

\(Cl_2 + 3KBr →2KCl + Br_2\)

1 mol     238 g    149 g    1 mol; khối lượng muối giảm 89 g

x mol                                                                              0,178g

 \(x = {{0,178} \over {89}} = 0,002\left( {mol} \right)\)

Lượng khí clo có trong \(20 m^3\) không khí là :

71.0,002=0,0142 (g) hay 14,2 mg

Hàm lượng của khí clo trong không khí là:

 \({{14,2} \over {20}} = 7,1\left( {mg/{m^3}} \right)\)

Bài 5.11: Có 2 khí không màu, dễ tan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch \(AgNO_3\) tạo ra kết tủa màu vàng

a)Cho biết tên 2 khí đó.

b)Hãy phân biệt 2 khí đó bằng phương pháp hoá học.

a)      Hai khí đó là HBr và HI

\(HBr+AgNO_3→AgBr↓+HNO_3\)

\(HI+ AgNO_3→AgI↓+HNO_3\)

b) Dẫn từng khí đó đi qua nước clo có pha sẵn hồ tinh bột, chất nào tạo ra chất mới có màu xanh là HI.

\(Cl_2+HI→2HCl+I_2\)

Advertisements (Quảng cáo)