Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Vật Lý 11

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 179 SGK Lý 11: Lăng kính

Bài 28 lăng kính Lý 11. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 179 Sách giáo khoa Vật lí 11. Lăng kính là gì? Nêu cấu tạo và các đặc trưng quang học của lăng kính; Trình bày tác dụng của lăng kính đối với sự truyền ánh sáng qua nó. Xét hai trường hợp:

Bài 1: Lăng kính là gì? Nêu cấu tạo và các đặc trưng quang học của lăng kính.

Lăng kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa …) thường có dạng lăng trụ tam giác.

Khi sử dụng lăng kính, chùm tia sáng hẹp được chiếu truyền qua lăng kính trong một mặt phẳng vuông góc với cạnh của khối lăng trụ. Do đó, lăng kính được biểu diễn bằng tam giác tiết diện phẳng.

Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên.

Về phương diện quang học, một lăng kính được đặc trưng bởi:

Góc chiết quang A;
Chiết suất n.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ly-thuyet-ve-lang-kinh-c62a6729.html#ixzz4Pm8nqSQs


Bài 2: Trình bày tác dụng của lăng kính đối với sự truyền ánh sáng qua nó. Xét hai trường hợp:

– Ánh sáng đơn sắc;

– Ánh sáng trắng.

Ánh sáng đơn sắc qua lăng kính sẽ bị khúc xạ.

Ánh sáng trắng gồm nhiều ánh sáng màu và lăng kính có tác dụng phân tích chùm sáng truyền qua nó thành nhiều chùm sáng màu khác nhau.


Bài 3:  Nêu các công dụng của lăng kính.

Lăng kính có nhiều công dụng trong khoa học kỹ thuật như:

1. Máy quang phổ.

2. Lăng kính phản xạ toàn phần.


Bài 4: Có ba trường hợp truyền tia sáng qua lăng kính như Hình 28.8

Advertisements (Quảng cáo)

Ở (các) trường hợp nào sau đây, lăng kính không làm lệch tia ló về phía đáy ?

A. Trường hợp 1.

B. Trường hợp 2 và 3.

C. Ba trường hợp 1, 2 và 3.

D. Không trường hợp nào.

Chọn D.


Bài 5: Cho tia sáng truyền tới lăng kính như Hình 28.9

Tia ló truyền đi sát mặt BC. Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị nào sau đây ?

A. 00.

B. 22,50.

Advertisements (Quảng cáo)

C. 450.

D. 900.

Chọn C

Góc tới đập vào BC là 450, vậy nó lệch với tia ló là 450.


Bài 6: Tiếp theo bài tập 5.

Chiết suất n của lăng kính có giá trị nào sau đây? (Tính tròn tới một chữ số thập phân)

A. 1,4.

B. 1,5.

C. 1,7.

D. Khác A, B, c.

Đáp số: Chọn A

Ta thấy tại mặt BC

n.sin450 = sin900 => n.\(\frac{\sqrt{2}}{2}\) = 1 => n = \(\frac{2}{\sqrt{2}}\) = √2 ≈ 1,4.


Bài 7: Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC đỉnh A. Một tia sáng đơn sắc được chiếu vuông góc tới mặt bên AB. Sau hai lần phản xạ toàn phần trên hai mặt AC và AB, tia sáng ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc với BC.

a) Vẽ đường truyền của tia sáng và tính góc chiết quang A.

b) Tìm điều kiện mà chiết suất n của lăng kính phải thỏa mãn.

a) Vẽ đường truyền của tia sáng và tính góc chiết quang A.

+ Vẽ đường truyền của tia sáng ở hình 7

+ Tính góc chiết quang A.

Ta có góc \(\widehat{SIN}\) = \(\widehat{A}\)

Ta có góc \(\widehat{RKQ}\) = \(\widehat{JKR}\) = 2\(\widehat{SIN}\) = 2\(\widehat{A}\)

Xét góc \(\widehat{RKB}\) = 2\(\widehat{A}\) + \(\frac{\widehat{A}}{2}\) = \(\frac{5\widehat{A}}{2}\) =  900

=> \(\widehat{A}\) = \(\frac{180^{\circ}}{5}\) = 360

b) Tìm điều kiện mà chiết suất n phải thỏa mãn.

Ta có igh = \(\widehat{SJN}\) = \(\widehat{A}\) = 360

Mặt khác: sinigh = \(\frac{1}{n}\) = sin360 = 0,587785 => n ≥ 1,7.

Advertisements (Quảng cáo)