Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Vật Lý 11

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 124 SGK Lý 11: Từ trường

 Bài 19 từ trường Lý 11. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 124 Sách giáo khoa Vật lí 11. Phát biểu định nghĩa từ trường; So sánh các tính chất của đường sức điện và đường sức từ.

Câu 1: Phát biểu định nghĩa từ trường

Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thế là sự xuât hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.


Câu 2: Phát biểu định nghĩa đường sức từ.

Đường sức từ là nhừng đường cong vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

Quy ước: Chiều của đường sức từ tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.


Câu 3: So sánh các tính chất của đường sức điện và đường sức từ.

– Giống nhau về hình thức:

Thứ nhất:

Qua mồi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ. Đối với điện trường, qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi.

Thứ hai:

Chiều của đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc bàn tay phải; quy tắc vào Nam ra Bắc). Đối với điện trường, đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tạ; một điểm là hướng của vectơ điện trường tại điểm đó.

Thứ ba:

Quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ dày và chồ nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa. Đôi với điện trường, ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sè mau (dày), còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ thưa.
Khác nhau:

Các đường sức từ là những đường cong khép kín vô hạn ở hai đầu. Trong khi đó đôi với điện trường, đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm, hoặc đi từ một điện tích ra vô cùng.

Advertisements (Quảng cáo)


Câu 4: So sánh bản chất của điện trường và từ trường.

Điện trường là các dạng vật chất tồn tại xung quanh hạt mang điện và tác dụng lực điện lên các hạt mang điện tích khác đặt trong nó. Trong khi đó từ trường có nguồn gốc từ các hạt mang điện chuyến động, nó tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.

Bài 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

Lực từ là lực tương tác

A. Giữa hai nam châm.

B. Giữa hai điện tích đứng yên.

C. Giữa hai dòng điện.

D. Giữa một nam châm và một dòng điện.

Advertisements (Quảng cáo)

Chọn B.

Lực tương tác giữa hai điện tích là lực điện, nên câu B sai.


Bài 6: Phát biểu nào sau đây là đùng?

Từ trường không tương tác với

A. Các điện tích chuyển động.

B. Các điện tích đứng yên.

C. Nam châm đứng yên.

D. Nam châm chuyển động.

Chọn B.

Từ trường không tương tác với các nam châm đứng yên.


Bài 7: Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với một dòng điện thẳng. Khi cân bằng kim nam châm đó sẽ nằm theo hướng nào?

Kim nam châm nhỏ nằm cân bằng dọc theo hướng một đường sức từ của dòng điện thẳng.


Bài 8: Hai kim nam châm nhỏ đặt xa các dòng điện và các nam châm khác; đường nối hai trọng tâm của chúng nằm theo hướng nam – Bắc. Khi cân bằng, hướng của hai kim nam châm đó sẽ như thế nào?

Hai kim nam châm sắp xếp theo hình 19.2a hoặc hình 19.2b.

                          

(khi từ trường trái đất mạnh hơn                               (Khi từ trường trái đất yếu hơ

    từ trường kim nam châm)                                         từ trường kim nam châm)

Advertisements (Quảng cáo)