Câu13*: Tam giác ABC cân tại A, BC = 12cm, đường cao AH = 4cm. Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Kéo dài đường cao AH cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại D. Goi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Vì tam giác ABC cân tại A nên AH là đường trung trực của BC. Suy ra AD là đường trung trực của BC.
Khi đó O thuộc AD hay AD là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Tam giác ACD nội tiếp trong (O) có AD là đường kính suy ra: \(\widehat {ACD} = 90^\circ \)
Tam giác ACD vuông tại C nên theo hệ thức liên hệ giữa đường cao và hình chiếu, ta có:\(C{H^2} = HA.HD\)
Suy ra:\(HD = {{C{H^2}} \over {HA}} = {{{{\left( {{{BC} \over 2}} \right)}^2}} \over {HA}}\)
=\({{{{\left( {{{12} \over 2}} \right)}^2}} \over 4} = {{{6^2}} \over 4} = {{36} \over 4} = 9\) (cm)
Ta có: AD = AH +HD = 4 + 9 = 13 (cm)
Vậy bán kính của đường tròn (O) là: \(R = {{AD} \over 2} = {{13} \over 2} = 6,5\) (cm)
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 14*: Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B nằm bên ngoài đường tròn. Dựng đường kính COD sao cho AC = BD.
* Cách dựng
− Dựng đối xứng với A quan tâm O của đường tròn.
− Dựng đường thẳng x là đường trung trực của A’B.
− Gọi giao điểm của đường thẳng x và đường tròn (O) là D.
Advertisements (Quảng cáo)
− Dựng đường kính COD.
* Chứng minh
Ta có: OA = OA’ và OD = OC
Suy ra tứ giác ACA’D là hình bình hành.
Suy ra: AC = A’D
Lại có: A’D = DB (tính chất đường trung trực)
Suy ra: AC = BD.
Câu 1.1: Xét tính đúng – sai của mỗi khẳng định sau
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O).
a) Nếu BC là đường kính của đường tròn thì \(\widehat {BAC} = 90^\circ \).
b) Nếu AB = AC thì AO vuông góc với BC.
c) Nếu tam giác ABC không vuông góc thì điểm O nằm bên trong tam giác đó.
a) Đúng ; b) Đúng ; c) Sai.