Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Bài tập SGK Hóa 8

Bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 37, 38 Hóa lớp 8: Hóa trị

Bài 10 Hóa trị – Chương 1. Hướng dẫn Giải bài 1,2,3 trang 37; Bài 4,5,6,7,8 trang 38 SGK Hóa lớp 8.

Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) : là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Quy tắc hóa trị x. a = y. b

Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)

Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học. chuyển thành tỉ lệ: ly thuyetLấy x = b hay b’ và y = a’ ( nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).

Giải bài tập bài 10 trang 37,38 hóa lớp 8

Bài 1. a) Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử ) là gì?

b) Xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?

Hướng dẫn: Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thì khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

Xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O làm hai đơn vị.


Bài 2. Hãy xác định giá trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây:

a) KH, H2S, CH4

b) FeO, Ag2O, NO2

Hướng dẫn bài 2:

a) + KH: do H có hóa trị I nên  x. a = y. b  =>  b =

Vậy K có hóa trị I.

Tương tự

+ H2S: H có hóa trị I và S có hóa trị II.

+ CH4 : C hóa trị IV và H hóa trị I.

b) + FeO: Fe có hóa trị II và O hóa trị II

+ Ag2O : Ag hóa trị I và O hóa trị II

+ NO2: N hóa trị IV và O hóa trị II.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 3. Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố

a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu trên làm ví dụ.

b) Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.

Đáp án: a) Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b

–      Biết x,y và a(hoặc b) thì tính được b(hoặc a).

–      Biết a và b thì tìm được x,y để lập công thức hóa học. Chuyển thành tỉ lệ:

+ KH: 1.I = 1.I

+ Ag2O: I.2 = II.1

b) Ta có : Kx(SO4)y.

Theo công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II à x = 2, y = 1

Vậy CTHH K2SO4.


Bài 4. Tính hóa trị của mỗi nguyên tố

a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I: ZnCl2, CuCl, AlCl3.

b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.

Advertisements (Quảng cáo)

Giải bài 4: Theo quy tắc hóa trị ta có:

a) + ZnCl2 : 1. a = 2 . I => Zn có hóa trị II.

+ CuCl: 1 . a = 1. I => Cu có hóa trị I.

+ AlCl3 : 1 .a = 3 . I =>  Al có hóa trị III.

b) Ta có:  x.a = y.b

Vậy hóa trị của Fe là II.


Bài 5. a) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau: P (III) và H; C (IV) và S (II); Fe (III) và O.

b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

Na (I) và (OH) (I) ; Cu (II) và (SO4) (II); Ca (II) và (NO3) (I).

Đáp án bài 5: a) Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có công thức hóa học sau:

PH3 ( P hóa trị III, H hóa trị I );

CS2 ( C hóa trị IV, S hóa trị II );

Fe2O3 ( Fe hóa trị III, O hóa trị II ).

b) Tương tự ta có:

NaOH ( Na hóa trị I, nhóm OH hóa trị I);

CuSO4 ( Cu hóa trị II, nhóm SO4 hóa trị II);

Ca(NO3)2 ( Ca hóa trị II, NO3 hóa trị I).


Bài 6. Một số công thức hoá học viết như sau:

MgCl, KO, CaCl2, NaCO3.

Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca nhóm (CO3) có hóa trị II. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.

Cách làm:

Những CTHH viết sai là: MgCl, KO, NaCO3;

Sửa lại cho đúng: MgCl2, K2O, Na2CO3.


Bài 7. Biết N (IV), hãy chọn công thức hóa học nào phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức sau đây: NO, N2O3, N2O, NO2.

Những công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị là : NO2 ( vì O có hóa trị II ).


Bài 8. a) Tìm hóa trị của Ba và nhóm (PO4) trong bảng 1 và bảng 2 ( trang 42,43).

b) Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức cho sau đây:

A. BaPO4

B. Ba2PO4

C. Ba3PO4

D. Ba3(PO4)2

Đáp án: a) Hóa trị của Ba là II, nhóm (PO4) là III

b) Phương án D.

Advertisements (Quảng cáo)