Trang Chủ Lớp 12 Khảo sát chất lượng lớp 12

Đề Khảo sát chất lượng đầu năm môn Sử lớp 12 (Có Đáp án)

Tham khảo 02 đề Khảo sát chất lượng đầu năm môn Sử lớp 12 (Có Đáp án).

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN

ĐỀ THI KSCL HÈ 2014

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP  12

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ  01


Câu 1 (3,0 điểm)
 

Quá trình thành lập Liên hợp quốc. Vai trò của Liên hợp quốc đối với quan hệ quốc tế và Việt Nam?

2 (3,0 điểm)

Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến 1975?

3 (4,0 điểm)

Lập bảng so sánh giữa phong trào Cần Vương và cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX theo các tiêu chí sau:

– Bối cảnh lịch sử.

– Mục tiêu đấu tranh.

Advertisements (Quảng cáo)

– Tầng lớp lãnh đạo.

– Lực lượng tham gia.

– Phong trào tiêu biểu.

– Kết quả và ý nghĩa.


Hướng dẫn chấm:

CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I   Quá trình thành lập Liên hợp quốc. Vai trò của Liên hợp quốc đối với quan hệ quốc tế và Việt Nam? 3,0
  1 Quá trình thành lập Liên hợp quốc. 1,0
Từ 25-4 đến 26-6-1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc. 0,5
Ngày 24-10-1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực, được coi là ngày chính thức thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. 0,5
2 Vai trò của Liên hợp quốc đối với quan hệ quốc tế và Việt Nam. 2,0
Là tổ chức quốc tế lớn nhất nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 0,5
Giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. Như vấn đề Palextin, vấn đề Irắc, vấn đề Triều Tiên, vấn đề Đông ti mo, vấn đề Campuchia vào cuối những năm 1980 – đầu 1990 của thế kỷ XX… 0,5
Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giữa các quốc gia thành viên. 0,5
Liên Hợp Quốc đã giúp đỡ Việt Nam nhiều mặt như hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Giúp đỡ thông qua các tổ chức: UNESCO, UNICEF, WHO… 0,5
II Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến 1975? 3,0
  1 Giai đoạn 1945 – 1954: 0,75
23/8/1945, tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. 0,25
12/10/1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố nền độc lập của Lào. 0,5
2  Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954): 0,75
Tháng 3/1946, thực dân Pháp quay lại xâm lược Lào… 0,25
7/1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết… 0,5
3 Giai đoạn 1954 – 1975: 1,5
Sau khi thực dân Pháp bị đánh bại, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào, nhân dân Lào đã lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn. 0,5
21/2/1973, Hiệp định Viêng Chăn được kí kết… 0,5
2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập, do Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch. Nước Lào bước sang thời kỳ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội. 0,5
III Lập bảng so sánh giữa phong trào Cần Vương và cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. 4,0
 
Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước

đầu thế kỉ XX

Bối cảnh lịch sử – Sau cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế bị thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. – Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở VN.

– Các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào VN.

Mục tiêu đấu tranh – Đánh đuổi thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến.

– Khôi phục lại vương triều phong kiến.

– Đánh đuổi thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.

– Gắn liền với cuộc duy tân để thay đổi chế độ theo kiểu dân chủ tư sản.

Tầng lớp lãnh đạo – Triều đình phong kiến do vua Hàm Nghi đứng đầu.

– Các văn thân, sĩ phu.

– Sĩ phu yêu nước tiến bộ mang tư tưởng duy tân tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Lực lượng tham gia Sĩ phu văn thân và đông đảo nông dân, các tộc người thiểu số. Sĩ phu yêu nước, trí thức nhỏ, tiểu tư sản thành thị, giới công thương, học sinh, sinh viên và nông dân.
Phong trào tiêu biểu  Khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình,

Hùng Lĩnh, Hương Khê.

Phong trào Đông du, Duy tân, Đông kinh nghĩa thục.
Kết quả và ý nghĩa – Cuối cùng bị thất bại

– Góp phần cổ vũ phong trào yêu nước chống Pháp.

– Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các cuộc đấu tranh sau này.

– Cuối cùng bị thất bại do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.

– Tiếp tục phát huy tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc.

– Tạo tiền đề để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

 

1,0

0,75

0,5

0,5

0,5

0,75

 

Advertisements (Quảng cáo)


ĐỀ THI KSCL HÈ 2014 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP  12 MÃ ĐỀ  02

1 (3,0 điểm) 

          Nội dung của hội nghị Ianta? Hãy đánh giá những quyết định của hội nghị?

2 (3,0 điểm)

Khái quát sự phát triển của cách mạng Campuchia từ 1945 đến 1979?

3 (4,0 điểm)    

Lập bảng so sánh giữa phong trào Cần Vương và cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX theo các tiêu chí sau:

– Bối cảnh lịch sử.

– Mục tiêu đấu tranh.

– Tầng lớp lãnh đạo.

– Lực lượng tham gia.

– Phong trào tiêu biểu.

– Kết quả và ý nghĩa.


ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM: MÃ ĐỀ  02

CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I   Nội dung của hội nghị Ianta? Hãy đánh giá những quyết định của hội nghị? 3,0
  1 Nội dung của hội nghị Ianta 2,0
  Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu. 0,5
  Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. 0,5
  Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. 0,5
  Những quyết định của Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “trật tự hai cực Ianta”. 0,5
2 Đánh giá 1,0
  Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại. 05
  Do các cường quốc thắng trận thiết lập, nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó. 0,5
II   Khái quát sự phát triển của cách mạng Campuchia từ 1945 đến 1979? 3,0
  1  Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): 0,75
    Đầu 10/1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương , nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. 0,25
  9/11/1953, do hoạt động ngoại giao của Quốc vương N.Xihanúc, Chính phủ Pháp đã kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia. 0,25
  7/1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. 0,25
2 Giai đoạn hòa bình, trung lập (1954 – 1970): 0,25
  Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào. 0,25
3 Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1970 – 1975): 1,0
  18/3/1970, Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Nhân dân Campuchia tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi. 0,5
  17/4/1975, Thủ đô PhnômPênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi. 0,5
4 Giai đoạn ĐT  chống tập đoàn Khơme đỏ thống trị (1975 – 1979): 1,0
  Sau thắng lợi, tập đoàn Khơme đỏ do PônPốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng. Được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khơme đỏ. 0,5
  7/1/1979, Thủ đô PhnômPênh được giải phóng, nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập. Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng đất nước. 0,5
III   Lập bảng so sánh giữa phong trào Cần Vương và cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. 4,0
     

Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước

đầu thế kỉ XX

Bối cảnh lịch sử – Sau cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế bị thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. – Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở VN.

– Các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào VN.

Mục tiêu đấu tranh – Đánh đuổi thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến.

– Khôi phục lại vương triều phong kiến.

– Đánh đuổi thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.

– Gắn liền với cuộc duy tân để thay đổi chế độ theo kiểu dân chủ tư sản.

Tầng lớp lãnh đạo – Triều đình phong kiến do vua Hàm Nghi đứng đầu.

– Các văn thân, sĩ phu.

– Sĩ phu yêu nước tiến bộ mang tư tưởng duy tân tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Lực lượng tham gia Sĩ phu văn thân và đông đảo nông dân, các tộc người thiểu số. Sĩ phu yêu nước, trí thức nhỏ, tiểu tư sản thành thị, giới công thương, học sinh, sinh viên và nông dân.
Phong trào tiêu biểu  Khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình,

Hùng Lĩnh, Hương Khê.

Phong trào Đông du, Duy tân, Đông kinh nghĩa thục.
Kết quả và ý nghĩa – Cuối cùng bị thất bại

– Góp phần cổ vũ phong trào yêu nước chống Pháp.

– Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các cuộc đấu tranh sau này.

– Cuối cùng bị thất bại do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.

– Tiếp tục phát huy tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc.

– Tạo tiền đề để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

 

 

 

1,0

0,75

0,5

0,5

0,5

0,75

 

 

 

 

Advertisements (Quảng cáo)