Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Toán lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Luyện tập chung trang 13, 14 Toán lớp 6 tập 2 Kết nối tri thức

Giải bài 6.14, 6.15, 6.16, 6.17, 6.18, 6.19, 6.20 trang 14 SGK Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Luyện tập chung – Chương 6 phân số

Giải bài 6.14 trang 14 Toán 6 tập 2

Quy đồng mẫu các phân số sau:

\(\frac{5}{7}; \frac{-3}{21}; \frac{-8}{15}\)

Quy đồng mẫu các phân số sau:

\(\frac{5}{7}; \frac{-3}{21}; \frac{-8}{15}\)

*Tìm mẫu số chung là BCNN của các mẫu số

*Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu bằng cách chia mẫu số chung cho từng mẫu

*Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng

Ta tìm BCNN(7, 21, 15)

7=7

21=3.7

15=3.5

Suy ra BCNN(7, 21, 15)=3.5.7=105

Ta được: \(\frac{5}{7}=\frac{5.15}{7.15}=\frac{75}{105}\);

 \(\frac{-3}{21}=\frac{(-3). 5}{21.5}=\frac{-15}{105}\);

\( \frac{-8}{15}=\frac{(-8).7}{15.7}=\frac{-56}{105}\)

Bài 6.15 trang 14 Toán 6 tập 2 KNTT

Tính đến hết ngày 31.12.2019, tổng diện tích đất rừng trên toàn quốc là khoảng 14 600 000 hécta, trong đó diện tích rừng tự nhiên khoảng 10 300 000 hecta, còn lại là diện tích rừng trồng. Hỏi diện tích rừng trồng chiếm bao nhiêu phần của tổng diện tích đất có rừng trên toàn quốc?

*Tính diện tích rừng trồng

*Tính tỉ số Diện tích rừng trồng: Tổng diện tích rừng

Diện tích rừng trồng là:

14 600 000 – 10 300 000 = 4 300 000(ha)

Diện tích rừng trồng chiếm số phần của tổng diện tích rừng là:

Advertisements (Quảng cáo)

4 300 000: 14 600 000= \(\frac{43}{146}\)

Giải bài 6.16 trang 14 Toán 6 KNTT

Dùng tính chất cơ bản của phân số, hãy giải thích vì sao các phân số sau bằng nhau

a)\(\frac{20}{30}\) và \(\frac{30}{45}\)

b)\(\frac{-25}{35}\) và \(\frac{-55}{77}\)

*Chia cả tử và mẫu của phân số cho ước chung của chúng, ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho

*Chỉ ra 2 phân số cùng bằng 1 phân số

a)      \(\frac{20}{30}=\frac{20:10}{30:10}= \frac{2}{3}\)

\(\frac{30}{45}=\frac{30:15}{45:15}= \frac{2}{3}\)

Như vậy,\(\frac{20}{30} = \frac{30}{45}\)

b)      \(\frac{-25}{35}= \frac{(-25):5}{35:5}=\frac{-5}{7}\)

\(\frac{-55}{77}= \frac{(-55):11}{77:11}=\frac{-5}{7}\)

Như vậy, \(\frac{-25}{35}=\frac{-55}{77}\)

Giải bài 6.17 Toán 6 tập 2 kết nối tri thức

Tìm phân số lớn hơn 1 trong các phân số sau rồi viết chúng dưới dạng hỗn số.

\(\frac{15}{8}; \frac{47}{4}; \frac{-3}{7}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Phân số dương có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1

*Đổi phân số sang hỗn số:

+Chia tử số cho mẫu số. Thương thu được là phần nguyên. Số dư thu được là tử số của phần phân số. Mẫu số của phần phân số là mẫu số của phân số ban đầu

Ta có: Các phân số lớn hơn 1 là: \(\frac{15}{8}; \frac{47}{4}\)

Vì 15:8= 1( dư 7). Ta được:\(\frac{15}{8}= 1\frac{7}{8}\)

Vì 47:4=11( dư 3). Ta được \(\frac{47}{4}=11\frac{3}{4}\)

Bài 6.18 trang 14 Toán 6 tập 2

Viết các hỗn số \(4\frac{1}{13}; 2\frac{2}{5}\) dưới dạng phân số

Đổi hỗn số dương sang phân số

Ta có: \(4\frac{1}{13}=\frac{4.13+1}{13}=\frac{53}{13}\)

\(2\frac{2}{5}= \frac{2.5+2}{5}=\frac{12}{5}\)

Giải bài 6.19 trang 14 Toán 6 tập 2

Tìm số nguyên x, biết

\(\frac{-6}{x}=\frac{30}{60}\)

Sử dụng tính chất nếu \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\) thì a.d= b.c

Ta có:

\(\frac{-6}{x}=\frac{30}{60}\)

Nên (-6). 60= x. 30

-360 = x. 30

x= (-360): 30

x= -12

Vậy x= -12

Chú ý: Ta có thể rút gọn \(\frac{30}{60}= \frac{1}{2}\) rồi áp dụng tính chất trên

Giải bài 6.20 Toán 6 tập 2 kết nối tri thức

Một bộ 5 chiếc cờ lê như hình bên có thể vặn được 5 loại ốc vít có các đường kính là:

\(\frac{9}{10}\) cm; \(\frac{4}{5}\) cm; \(\frac{3}{2}\) cm; \(\frac{6}{5}\) cm; \(\frac{1}{2}\) cm

Em hãy sắp xếp các số đo này theo thứ tự từ lớn đến bé

*So sánh 5 phân số, sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé

*Để so sánh các phân số, ta quy đồng chúng để được các phân số có cùng mẫu số, tử số của phân số nào lớn hơn thì phân số đó lớn hơn

Ta có: \(\frac{4}{5}=\frac{4.2}{5.2}=\frac{8}{10}\)

\(\frac{3}{2}=\frac{3.5}{2.5}=\frac{15}{10}\)

\(\frac{6}{5}=\frac{6.2}{5.2}=\frac{12}{10}\)

\(\frac{1}{2}=\frac{1.5}{2.5}=\frac{5}{10}\)

Vì 15> 12> 9> 8 > 5 nên \(\frac{15}{10}> \frac{12}{10}> \frac{9}{10}> \frac{8}{10} > \frac{5}{10}\)

Vậy \(\frac{3}{2}> \frac{6}{5}> \frac{9}{10}> \frac{4}{5}> \frac{1}{2}\)

Advertisements (Quảng cáo)