Kinh tuyến và vĩ tuyến trang 104 SGK Địa lí 6 Cánh Diều
Quan sát hình 1.2, hãy xác định: các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
Hình 1.2. Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu
– Đường kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu.
– Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô London (nước Anh) và được đánh số là 00.
– Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến.
– Vĩ tuyến gốc là Xích đạo và cũng được đánh số 00.
– Bán cầu Bắc: nằm phía trên đường Xích đạo.
– Bán cầu Nam: nằm phía dưới đường Xích đạo.
Advertisements (Quảng cáo)
Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ
Hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C trong hình 1.3 và điểm H, K trong hình 1.4.
Trong hình 1.3, tọa độ địa lí của:
Điểm B (200B, 1100Đ).
Điểm C (100N, 100T).
Trong hình 1.4, tọa độ địa lí của:
Advertisements (Quảng cáo)
Điểm H (600B, 400Đ).
Điểm K (400B, 200Đ).
Phần luyện tập và vận dụng giải bài 1, 2, 3 trang 105 SGK Địa lí 6 Cánh Diều
Câu 1. Quan sát hình 1.2, hãy cho biết:
– Vĩ tuyến nào dài nhất. Vĩ tuyến nào ngắn nhất.
– Độ dài của kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế nào.
Hình 1.2. Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả địa Cầu
– Vĩ tuyến dài nhất là vĩ tuyến gốc (đường Xích đạo).
– 88°B và 88°N là hai vĩ tuyến ngắn nhất trên Trái Đất.
– Độ dài của kinh tuyến gốc bằng độ dài của các kinh tuyến khác.
Câu 2. Quan sát hình 1.3. hãy xác định và ghi lại tọc độ địa lí của các điểm D, E.
– Điểm D (50oB; 60oĐ).
– Điểm E (20oN; 30oĐ).
Câu 3. Sử dụng quả Địa Cầu, hãy xác định tọa độ địa lí của thủ đô một nước và ghi lại tọa độ đã xác định được.
Tọa độ địa lí của Thủ đô Hà Nội (210B; 1050Đ).