Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh Diều

Bài mở đầu trang 100, 101, 102 SGK Địa lí lớp 6 Cánh Diều

Bài mở đầu Địa lí lớp 6 CD. Trả lời câu hỏi mục 1, 2, 3 trang 100, 101, 102 SGK Địa lí 6 Cánh Diều. Giải bài 1, 2 phần luyện tập và vận dụng trang 102 Địa lí 6 Cánh Diều

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 100 SGK Địa lí 6

1. Hãy đặt một số câu hỏi về “Cái gì?”, “Ở đâu?” gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống.

2. Hãy đặt một số câu hỏi về “Như thế nào?”, “Tại sao?” gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hằng ngày trong cuộc sống.

1. Ví dụ câu hỏi về “Cái gì?”, “Ở đâu?”

– Dân cư trên thế giới thường phân bố đông đúc ở đâu?

– Rừng lá rộng thường phân bố ở đâu?

2.  Ví dụ câu hỏi về “Như thế nào?”, “Tại sao?”

– Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố như thế nào?

– Tạo sao hiện tượng động đất lại xảy ra?

Câu hỏi mục 2 trang 101 SGK Địa lí 6

Advertisements (Quảng cáo)

Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ nào?

Để học tốt Địa lí cần các công cụ hỗ trợ như:

– Bản đồ

– Biểu đồ và các số liệu thống kê

– Các thiết bị xác định phương hướng, vị trí: địa bàn, điện thoại thông minh,…

Advertisements (Quảng cáo)

Câu hỏi mục 3

Hãy kể một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống.

Một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống:

– Mưa

– Gió

– Ngập úng

– Nắng

Giải bài 1, 2 trang 102 Địa lí 6 cánh diều phần luyện tập và vận dụng

Câu 1. Trong các câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí, em thích trả lời câu hỏi nào nhất? Vì sao?

Khi học Địa lí, câu hỏi mà em thích trả lời nhất là câu hỏi “Tại sao”. Vì em muốn biết các hiện tượng địa lí tại sao lại xảy ra, tại sao chúng lại phân bố như thế và tại sao chúng lại có đặc điểm như vậy.

Câu 2. Hãy tìm kiếm thông tin trên internet hoặc các nguồn tài liệu khác để trình bày một vấn đề bất kì về Trái Đất (ví dụ: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời, video về chuyển động của Trái Đất quanh trục và quanh Mặt Trời,…).

Trái Đất có dạng hình cầu

Trước kia, người ta tin rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Nhưng các nhà thiên văn học không nghĩ như vậy. Nhờ vào việc quan sát các ngôi sao, Pi-ta-go (Pythagore) đã cho rằng Trái Đất không phải là một mặt phẳng. Ga-li-lê (Galileo) cũng từng khẳng định Trái Đất tròn và quay quanh Mặt Trời.

Cho đến khi Cô-lôm-bô (Columbus) vượt Đại Tây Dương và khám phá ra châu Mỹ, người ta mới tin rằng Trái Đất có hình cầu. Năm 1967, vệ tinh nhân tạo của Hoa Kỳ đã gửi về Trái Đất hình ảnh đầu tiên của Trái Đất được chụp từ ngoài không gian đã càng khẳng định rằng Trái Đất có dạng hình cầu.

Advertisements (Quảng cáo)