1. Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới
Quan sát hình 2.2 và 2.3, hãy nhận xét về diện tích đảo Grin-len so với lục địa Nam Mỹ.
– Hình 2.2: Phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng thì diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn không đáng kể so với lục địa Nam Mỹ.
– Hình 2.3: Phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến là những đường cong chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng song song với nhau thì ta thấy diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn rất nhiều so với lục địa Nam Mỹ.
2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ
– Quan sát hình 2.6A và hình 2.6B hãy cho biết yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải nào.
– Quan sát hình 2.7, hãy cho biết trên hình đã sử dụng các loại kí hiệu nào và các dạng kí hiệu nào. Lấy ví dụ cụ thể.
Hình 2.7. Một số phường của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
– Yếu tố địa hình được thể hiện trong bảng chú giải 2.6A.
– Trong hình 2.7 đã sử dụng các loại kí hiệu và dạng kí hiệu như sau:
Các loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm: cảng, trung tâm hành chính cấp tỉnh, trung tâm hành chính cấp huyện.
+ Kí hiệu đường: đường sắt, đường ô tô, địa giới thị trấn, phường, xã.
+ Kí hiệu diện tích: khu dân cư, bãi cát ướt, bãi lầy.
Các dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu chữ: chợ, khu vui chơi giải trí, khách sạn
Advertisements (Quảng cáo)
+ Kí hiệu tượng hình: cầu, bến xe, bệnh viện, bảo tàng, đền, chùa, nhà thờ.
3. Tỉ lệ bản đồ
1. Quan sát hình 2.8, hãy cho biết có bao nhiêu cách thể hiện tỉ lệ bản đồ. Đó là những cách nào?
2. Dựa vào hình 2.9, hãy tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.
1. Cách thể hiện tỉ lệ bản đồ
Có ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ:
+ Thể hiện bằng chữ (Tỉ lệ chữ)
+ Thể hiện bằng số (Tỉ lệ số)
+ Thể hiện bằng thước (Tỉ lệ thước).
2. Tính khoảng cách
– Khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng trên bản đồ là: 2,2 cm.
Advertisements (Quảng cáo)
– Căn cứ tỉ lệ lệ thước, 1 cm tren bản đồ = 20 km trên thực địa
=> Khoảng cách thực tế từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng là: 20 x 2,2 = 44 (km).
4. Phương hướng trên bản đồ
Quan sát hình 2.12 và hình 2.13, hãy cho biết các hướng của OA, OB, OC và OD có trong mỗi hình.
– Hình 2.12:
+ Hướng của OA: hướng Bắc.
+ Hướng của OB: hướng Đông.
+ Hướng của OC: hướng Nam.
+ Hướng của OD: hướng Tây.
– Hình 2,13:
+ Hướng của OA: hướng Đông Nam.
+ Hướng của OB: hướng Tây Nam.
+ Hướng của OC: hướng Bắc.
+ Hướng của OD: hướng Đông Bắc.
Luyện tập và vận dụng – Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 112 SGK Địa lí lớp 6 Cánh Diều
Câu 1. Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả Địa Cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng hơn?
Để thể hiện toàn bộ Trái Đất, giữa quả Địa Cầu và bản đồ, thì quả Địa Cầu sẽ thể hiện đúng hơn.
Câu 2. Dựa vào các tỉ lệ sau: 1:100 000 và 1: 9 000 000, hãy cho biết 1 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa ở mỗi tỉ lệ.
– Với tỉ lệ 1 : 100 000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng với 1 km trên thực địa.
– Với tỉ lệ 1 : 9 000 000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng với 90 km trên thực địa.
Câu 3. Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy cho biết hình nào có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ.
– Trong hai hình 2.2 và hình 2.3 thì hình 2.2 có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ.
– Giải thích: Vì hình 2.2 với phép chiếu bản đồ như vậy sẽ giữ được hình dạng bề mặt Trái Đất ít bị biến dạng so với thực tế. Còn hình 2.3, phép chiếu đó đã khiến hình dạng Trái Đất bị biến dạng rất nhiều so với thực tế.
Câu 4. Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến Hải Phòng là khoảng 120 km. Trên 1 bản đồ hành chính Việt Nam, khoảng cách giữa 2 thành phố đo được là 10 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu?
– Ta có: 10 cm trên bản đồ ứng với 120 km trên thực địa.
– Vậy 1cm trên bản đồ ứng với: 120 : 10 = 12 (km thực địa) = 1 200 000 (cm)
=> Vậy tỉ lệ bản đồ là: 1 : 1 200 000.