Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Soạn văn lớp 11

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác Văn 11: Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh?

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác Văn 11: Câu 1. Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh: từ ngoài vào trong, bao quát đến cụ thể: Cảnh bên ngoài với sân vườn cây cối um tùm, các sắc hoa đầy hương thơm đua nhau khoe sắc, chim kêu ríu tít…

Câu 1: ●  Quang cảnh trong phủ chúa  Trịnh: từ ngoài vào trong, bao quát đến cụ thể:

Cảnh bên ngoài với sân vườn cây cối um tùm, các sắc hoa đầy hương thơm đua nhau khoe sắc, chim kêu ríu tít. Phú chúa còn có những dãy hành lanh quanh co nối tiếp. Phong cảnh nới cái điếm “Hậu mã quân túc trực” toạ lạc bên hồ nước với những cái cây và hòn đá lạ lùng, có những cái cột và bao lơn kiểu cách, lượn vòng xinh đẹp…

Vào bên trong nội cung, đó là một cái nhà lớn, cao và rộng với một quang cảnh xa hoa, tráng lệ: đồ nghi trượng,  cái sập, bàn ghế,.. tất cả đều được sơn son thếp vàng, là những thứ mà nhân gian chưa từng thấy.

Tất cả tạo nên một quang cảnh nơi phủ chúa cực kì xa hoa, lộng lẫy và giàu sang, phú quý. Tác giả đã phải ngâm lên bài thơ để diễn tả sự trang trọng, vương giả và nguy nga trong phủ chúa. Tuy nhiên nó lại mang đến vẻ chật chội, thiếu sức sống.

    ●  Cung cách sinh hoạt

Đó là một cuộc sống với vô số đầy tớ và quân lính, làm việc tuân theo những luật lệ và quy tắc do Chúa đặt ra. Đó là:

– Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi

– Có “hậu mã quân túc trực”

– Quan chánh đường, lương y của 6 cung 2 viện chầu chực ở phòng trà.

– Cung nhân: vây quanh xúm xít

– Thế tử: 5 – 6 tuổi, mặc áo lụa đỏ, ngồi trên sập, tinh khí khô hết, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò

– Trịnh Sâm: Ở sâu trong màn gấm, ra lệnh

Khi vào phú chúa, mọi lời lẽ liên quan đến chúa Trịnh và thế tử hải hết sức cung kính. Tác giả tuy vào đến nội cung khám bệnh nhưng không hề được thấy mặt chúa mà tất cả được làm theo lệnh của quan chánh đường.

⟹ Cảnh nội cung trang nghiêm, quyền uy tột bậc của nhà chúa.

    ●  Cách nhìn nhận và thái độ của tác giả: Lê Hữu Trác không bộc lộ thông qua những lời kể, tả, nhận xét khách quan:

+ Ông nhận xét cảnh xa hoa, lộng lẫy tấp nập ở phủ chúa “khác hẳn người thường” đến mức không tưởng tượng nổi, “khác nào ngư phủ đào nguyên thưở nào”.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Tác giả nhận xét nguyên nhân nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng, khác thường như vậy. Đó là cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ nhưng lại chẳng có tự do sinh khí.

⟹ Những chi tiết mà tác giả đưa ra rất chân thực, sắc sảo đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi của người thầy thuốc giàu y đức

Câu 2:  Những chi tiết “đắt” trong đoạn trích có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm:

Đoạn trích có rất nhiều chi tiết “đắt giá” đã làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Một số chi tiết như:

– Ông già thầy thuốc lạy cậu bé thế tử, thế tử cười, khen “Ông này lạy khéo” => Chi tiết vừa chân thực, vừa hài hước, kín đáo, có nhiều ý nghĩa

– Những chi tiết miêu tả phòng ở của chúa ( Ở trong tối om,không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu cái lần trướng gấm như vậy…ngào ngạt)
=> chúa Trịnh tuy sống trong sự xa hoa, tráng lệ, được hầu hạ kĩ càng những lại vô cùng tối tắm, không có ánh sáng mặt trời

– những chi tiêt miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa cùng những đoạn miêu tả các đồ dùng trong phủ => cuộc sống nguy nga, phú quý của chúa, đối lập với cuộc sống cực khổ của nhân dân ở ngoài xã hội.

Câu 3: Cách chuẩn đoán bệnh cùng những diễn biến tâm tư khi kê đơn của Lê Hữu Trác đã phản ánh rõ con người của ông.

– Đầu tiên là thái độ sợ hãi, có phần dè dặt

Advertisements (Quảng cáo)

– Nghiêm túc, thận trọng chuẩn đoán chính xác bệnh của thế tử: đoạn văn “Ông bảo quan Tả viện dem những thứ đợn thuốc…Nghĩ đi nghĩ lại một hồi , tôi mới nói”?

-> cho thấy tài năng của 1 danh y.

– Mâu thuẫn, tự đấu tranh để chọn cách chữa. Điều trị hiệu quả, nhanh, sẽ được tin dùng, phải ở lại kinh => Tìm đến cách chữa hoà hoãn, cầm chừng => ý thức về nhà nho trung với chúa, với nước, cho xứng với truyền thống của cha ông, trọng trách chân chính đã thắng.

=> Vẻ đẹp con người Lê Hữu Trác:

– Là một thầy thuốc quê mùa nhưng nhiều kinh nghiệm, rất giỏi chuyên môn.

– Là một thầy thuốc có lương tâm, đức độ, một nhà nho chân chính, cứng cỏi.

– Một con người khinh thường danh lợi, yêu thích tự do, thanh đạm, giản dị, chỉ một lòng khao khát trở về là một Lãn Ông.

– Sự không đồng tình của tác giả trước hiện thực: lối sống xa hoa, truỵ lạc của chúa Trịnh- những kẻ nắm giữ trọng trách quốc gia.

Câu 4:  Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả:

– Ngòi bút kể, tả trung thực, giản dị:

+ Vẽ lại bức tranh hiện thực và sinh động về quang cảnh và cảnh sống trong phủ chúa Trịnh =>tả cảnh sinh động

+ Lối kể khéo léo, lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc, tiêu biểu.

+ Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm .

– Bộc lộ thái độ rất kín đáo, chừng mực, có luận giải hợp lí.

– Giọng điệu thấp thoáng mỉa mai, hài hước.

II. Luyện tập

So sánh đoạn trích trên với tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Trích Vũ Trung tùy bút – Phạm Đình Hổ)

– Giống nhau: đều lột tả được hết hiện thực cuộc sống đồng thời thể hiện thái độ của tác giả. Cả hai bài đều phản ảnh thói sống xa hoa, hưởng lạc, sung sướng và bày tỏ thái độ phê phán của tác giả.

– Khác nhau:

+ “Vào phủ chúa Trịnh” là bài kí sự kể về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh. Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài đó là: sự quan sat khách quan cùng ngòi bút kể, tả sắc sảo, có sự đan xen giữa thơ, lời bình và văn xuôi tạo nên chất trữ tình.

+ “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: là tuỳ bút kể lại những thú vui ham chơi của Trịnh Sâm. Tác phẩm cũng đã ghi chép chân thực, sinh động: các chi tiết miêu tả tỉ mỉ và mang màu săc u ám, có tính chất dự báo. Giọng điệu khách quan mà vẫn khéo léo để thể hiện thái độ lên án thói ăn chơi của bọn vua quan đương thời.

Advertisements (Quảng cáo)