Câu 1:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Câu thơ được tác giả sử dụng những từ ngữ trong sáng, dễ hiểu.
⟶ Từ “thôi” (nghĩa gốc: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào) được dùng với nghĩa chuyển: sự mất mát, đau đớn. Được nhà thơ sử dụng làm động từ để diễn tả nỗi đau khi nhà thơ nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm nói tránh.
Câu 2: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
+ Hai câu thơ được sắp xếp đối lập:
Advertisements (Quảng cáo)
– “xiên ngang” >< “đâm toạc”
– “mặt đất” >< “chân mây”
+ Biện pháp đảo ngữ (vị ngữ lên trước chủ ngữ): “xiên ngang mặt đất” lên trước “rêu từng đám” và “đâm toạc chân mây” lên trước “đá mấy hòn” => câu thơ đặc sắc và sắc sảo hơn đồng thời như mang theo niềm phẫn uất của con người cũng như chính nhà thơ
+ Ngoài ra các động từ “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự bướng bỉnh của nhà thơ.
Advertisements (Quảng cáo)
⟹ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên trước hoàn cảnh éo le
Câu 3: Môt số ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân như:
– Những câu Slogan của công ty đã mang một ý nghĩa nhất định, không ai có thể thay đổi, thêm hay bớt đi được. Tuy nhiên, trong quá trình giải thích thì mỗi nhân viên sẽ có cách diễn đạt hoặc giải thích khác nhau những họ vẫn phải luôn đảm bảo được ý nghĩa của câu slogan đó.
– Trong bài cảnh khuya, có câu:
+ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
⟹ Cấu trúc so sánh mới lạ: “tiếng suối” với “tiếng hát”
+ tác giả sử dụng điệp ngữ: “chưa ngủ” như đang chờ một kết thúc bất ngờ.
=> Thể hiện vẻ đẹp cổ điển nhưng rất hiện đại.