1. Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.
a) Công chúng đó bao gồm những ai ?
D. Tất cả những đối tượng trên.
b) Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta ?
– Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:
+ Chàng vừa yêu thương lại xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng. “ Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt.
– Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Xi-ta:
+ Nàng xót xa, tủi hẹn. Hơn thế, đó là nỗi khổ đau mất đi danh dự của một con người trước cộng đồng.
+ Lúc đầu, Xi-ta xưng hô là “chàng” – “thiếp” rất thân mật, riêng tư nhưng sau đó là quan hệ xã hội “Hỡi Đức vua!… Người..”.
+ Sau đó, nàng quyết định chứng minh tấm lòng trong sạch của mình. Và Xi-ta đã bước vảo ngọn lửa và cầu xin thần lửa bảo vệ để minh chứng cho lòng trong sạch của mình.
2.Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì :
a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì ?
Advertisements (Quảng cáo)
Đáp án A.
b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì ?
Đáp án C.
c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Ra – ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
Ra – ma nhấn đi, nhấn lại sự rõ ràng, dứt khoát trong những lời nói của mình (“phải biết chắc điều này…”, “Ta nói rõ cho nàng hay, chẳng chút quanh co, ngập ngừng…”. Qua đây ta càng thấy có gì lúng túng, bối rối, không đành nơi chàng.
3. Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:
Advertisements (Quảng cáo)
– Sự khác biệt giữa tư cách, đứa hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường, thấp kém:
Xi-ta khẳng định tư cách, phẩm hạnh của mình. Những người phụ nữ tầm thường dễ dàng thay lòng đổi dạ nhưng nàng là người phụ nữ từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ cùng chồng mọi gian nan, khổ hạnh. Xi-ta cũng nhấn mạnh nguồn gốc dòng dõi của mình là con của thần Đất Mẹ.
– Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:
+ Điều tùy thuộc vào quyền lực của kẻ khác:
Việc nàng bị bắt cóc, việc quỷ Ra – va – na động chạm vào thân thể nàng khi cuốn nàng trong vạt áo trong tình cảnh nàng ngất đi là những điểu ngoài ý chí của nàng. Còn trái tim nàng, tình yêu của nàng luôn thuộc về Ra – ma, bất chấp sự dọa nạt, mua chuộc của Ra –va – na.
+ Điều trong vòng kiểm soát của nàng:
Chính Ha – nu –man đã chứng kiến cảnh nàng bị giam cầm trong rừng cây, một mực bó gối, khăng khăng cự tuyệt quỷ vương. Cũng chính Ha – nu – man đã ngỏ ý muốn cõng Xi-ta vượt biển nhưng nàng đã từ chối, dù nàng rất nôn nóng được đoàn tụ, một lí do quan trọng là người phụ nữ không thể người đàn ông nào khác ngoài chồng mình động chạm tới.
Nàng chọn để ngọn lửa chứng minh cho phẩm tiết thủy chung của mình, đó là sự dũng cảm của một tấm lòng trinh bạch.
– Vai trò của thần A – nhi trong văn hóa Ấn Độ:
+ Là vị thần tượng trưng cho sự bất tử, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ. Vị thần tượng tương cho sự hiện sinh, không bao giờ lụi tàn, được nhân dân tin tưởng và tôn thờ.
+ Lời cầu khấn của Xi-ta cho thấy nàng đã tin tưởng vị thần Lửa với niềm tin thần sẽ che chở và chứng minh có tấm lòng của nàng. Qua đây, chúng ta cũng biết vị thần A – nhi có vị trí quan trọng trong tâm thức người dân Ấn Độ – đó là vị thần tối cao, mang sức mạnh siêu nhiên.
4. Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh(chị) trước cảnh Xi –ta bước vào lửa?
– Thái độ của công chúng trước cảnh Xi –ta bước vào lửa:
+ “Các phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương. Cả loài Rắc – sa –xa lẫn loài Va –na – ra cùng kêu khóc vang trời”: công chúng vô cùng đau xót, thương cảm cho Xi –ta. Có lẽ họ cũng muốn giúp nàng Xi –ta nhưng lại không thể hành động.
– Cảnh Xi –ta bước vào lửa khiến em thấy cảm phục bởi sự dũng cảm của nàng.