I. Điều kiện sử dụng hàm ý
Câu 1: Hàm ý những câu in đậm:
– “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.” có hàm ý: Sau bữa ăn này, u sẽ bán con nên con sẽ không được ăn ở nhà nữa.
– “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.” có hàm ý: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
* Bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra là một điều vô cùng đau lòng đối với chị Dậu. Cho nên, chị phải nói hàm ý để giấu đi nỗi đau ấy, tránh chạm phải điều đau lòng ấy.
Câu 2: Hàm ý trong câu thứ hai rõ hơn. Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì cái Tí không hiểu được hàm ý trong câu thứ nhất, đến câu thứ hai nó đã hiểu được hàm ý, chi tiết chứng tỏ điều đó là cái Tí “giãy nảy” và “òa lên khóc”.
II. Luyện tập
Câu 1: a. “Chè đã ngấm rồi đấy.”: Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô con gái. Hàm ý là: Mời bác và cô vào uống nước.
b. “Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…”: Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu. Hàm ý là: Chúng tôi không thể cho những thứ này được.
Advertisements (Quảng cáo)
c. Ở cả hai câu, người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
– “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !”: Người quyền uy, quý phái như tiểu thư mà cũng có lúc phải đến đây ư? (câu này có ý giễu cợt).
– “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.””: Rồi đây người cay nghiệt như ngươi sẽ phải lĩnh sự báo oán thích đáng.
* Trong các trường hợp trên, người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói. Các chi tiết sau đây chứng tỏ điều này:
– (a): Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
– (b): – Ôi dào ! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu ! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có !
Advertisements (Quảng cáo)
– (c): Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,- Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Câu 2: Câu “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”, bé Thu muốn nhờ ba nhưng không chịu nói tiếng “ba” (câu cần khiến trống không trước đó cũng không hiệu quả). Ngoài ra, còn có yếu tố thời gian bức bách (nguy hiểm nhão cơm). Việc sử dụng hàm ý của bé Thu không thành công vì tuy hiểu nhưng anh Sáu giả vờ ngồi im (tức là không cộng tác).
Câu 3: Lời nói của A là lời mời, B nhận lời nếu có thể, không có tính chất bắt buộc; nếu cần từ chối, cũng cần từ chối một cách nhã nhặn bằng cách đưa ra một lí do chấp nhận được để bạn khỏi mất lòng. Ví dụ: “Mình đã trót nhận lời đi chợ giúp mẹ rồi”, “Thật đáng tiếc, mình đã có kế hoạch đi với bố về quê nội”,…
Câu 4: Hi vọng là cái chưa có những lại có thể có, nếu quyết tâm thực hiện. Nó giống như những con đường, vốn không co sẵn trên mặt đất “nhưng người ta đi mãi thì thành đường”.
Câu 5: – (a): Các câu có hàm ý mời mọc:
+ “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”
+ “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Các câu có hàm ý từ chối:
+ “Mẹ mình đang đợi ở nhà”
+ “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
– (b): Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn:
+ Có ai muốn chơi cùng bọn tớ không đấy?
+ Chơi với bọn tớ rất tuyệt!