Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Soạn văn 12

Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ – Bài 6 trang 84 Văn lớp 12: Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận ?

Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ – Bài 6 trang 84 Văn lớp 12 tập 1. Thực hiện phần Luyện tập trang 86 SGK Văn lớp 12. Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận ? Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới …

Đề bài: Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Bài làm tham khảo khác

      Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Thơ ông chịu ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Pháp, giọng thơ ảo não. Thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám thường mang tâm trạng buồn, u uất. Đó cũng là một tâm trạng chung của cả thế hệ một dân tộc. Bài thơ “Tràng giang” được trích từ tập “Lửa Thiêng” thể hiện một nỗi buồn cô đơn, một nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương trong cảnh hoàng hôn trước tràng giang.

Khổ thơ cuối là nỗi nhớ trào dâng của tác giả, một nỗi nhớ quê hương da diết khi đứng trước hoàng hôn, nơi sông dài trời rộng:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Advertisements (Quảng cáo)

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

      Đây là khổ thơ kết tinh của làng quê “dợn dợn vời con nước” của Huy Cận, của một tấm lòng sâu lắng thiết tha với quê hương, đất nước. Hai câu đầu là một bức tranh nhiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Advertisements (Quảng cáo)

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”

Cách cảm nhận của nhà thơ hết sức tinh tế tạo nên những nét vẽ hoành tráng của thiên nhiên buổi chiều: “lớp lớp mây” chồng xếp lên nhau thành núi mây trắng trông như được dát bạc. Từ “đùn” rất giàu giá trị tạo hình gợi nhớ đến hai câu thơ của Đỗ Phủ:

“Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm

Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

Một cánh chim nhỏ xuất hiện trong câu thơ gợi ấn tượng về sự cô đơn, bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp khiến cho không gian càng thêm rộng lớn. Một cách cảm nhận vừa gần gũi, vừa tinh tế. Hình ảnh bóng chiều như thu lại sa xuống từ cánh chim:“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Trước không gian vô tận ấy, tâm trạng nhà thơ là nỗi nhớ nhà:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Tư thế ấy có khiến ta liên tưởng đến Lý Bạch:“Cửa đầu vọng minh nguyệt – Đê đầu tư cố hương”?. Âm hưởng hai câu thơ Đường thi tuyệt tác của Thôi Hiệu phảng phất ở đây:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”

Thế nhưng Thôi Hiệu phải có “khói sóng” mới “buồn lòng ai”. Còn nhà thơ của chúng ta “không khói hoàng hôn” mà “lòng quê” vẫn “dợn dợn vời con nước”! Từ láy “dợn dợn” và từ “vời” khiến nỗi buồn triền miên, xa xôi, dàn trải mãi đến vô tận, đến khôn cùng!

       Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, Huy Cận đã trải lòng mình trên từng trang thơ để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.

Advertisements (Quảng cáo)