Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Soạn văn 12

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận – Bài 14 trang 174 SGK Văn lớp 12: Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào ?

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận – Bài 14 trang 174 SGK Văn lớp 12 tập 1. Trả lời các câu hỏi từ trang 174 – 176 SGK Văn lớp 12. Câu 2: Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào ? Thao tác bác bỏ: Thế mà…hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa…

I. Luyện tập trên lớp

Câu 1: Các thao tác lập luận đã học:

– Chứng minh là dùng dẫn chứng  và lí lẽ  để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học.

– Giải thích là dùng lí lẽ và dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học.

– Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng. Chia tách vấn đề để tìm hiểu giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo.

– So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.Từ đó, thấy được đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh.

– Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…  Từ đó, nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, (người đọc).

– Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, sự đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề.

Bài 2: Các thao tác được sử dụng trong đoạn văn :

– Thao tác bác bỏ: Thế mà…hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.-> bác bỏ luận điệu xảo trá của Pháp về chính sách khai hóa và bảo hộ Đông Dương thực chất là lợi dụng tự do… để xâm lược và bóc lột. Bác bỏ luận điệu của Pháp là: tự do, bình đẳng, bác ái.

– Để làm rõ ý đã bác bỏ, người viết đã dùng dẫn chứng để chứng minh: Tác giả đưa ra những bằng chứng về tội ác của Pháp:

Advertisements (Quảng cáo)

    + Về chính trị:…

    + Về kinh tế:…

(Khi trình bày dẫn chứng thì dùng thao tác diễn dịch)

  -> Tăng cường lời tố cáo tội ác.

+ Phân tích các biểu hiện về các phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục.

+ Thao tác bình luận: “hành động của chúng… chính nghĩa”

Advertisements (Quảng cáo)

* Hiệu quả: Nhằm làm tăng tính thuyết phục cho vấn đề.

– Dùng thao tác bác bỏ mà bác bỏ một cách dứt khoát luận điệu xảo trá của Pháp.

– Dùng thao tác chứng minh nhằm đưa ra các dẫn chứng đầy cụ thể nhằm làm tăng tính thuyết phục cho vấn đề, cho mục đích bác bỏ. Vạch rõ âm mưu thâm độc, những chính sách tàn bạo, những thủ đoạn không thể dung thứ của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đô hộ nước ta.

=>Làm lay động hàng triệu con tim của người nghe, người đọc, khiến cho kẻ thù không thể chối cãi được.

Câu 3: Nghị luận về vấn đề “Sống đẹp”

– Giải thích: Sống đẹp là gì? Đẹp là đẹp trong hình thức, trong hành động, sống nhân ái, bao dung rộng lượng

– Phân tích, chứng minh:

+ Lấy cuộc đời, việc làm của nhân vật trong các tác phẩm văn học

+ Trên thực tế

=>Phân tích và chứng minh vấn đề để làm rõ những biểu hiện của sống đẹp, giúp cho những biểu hiện cụ thể của sống đẹp hiện lên rõ ràng.

– Phân tích:

+ Những biểu hiện, việc làm thể hiện lối sống đẹp.

+ Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái hiện nay

– Phân tích: lợi ích của sống đẹp.

– Làm thế nào để có lối sống đẹp.

– Nhận xét đánh giá về sống đẹp. Những biểu hiện sai trái với sống đẹp, từ đó định hướng lối sống cho mọi người.

Advertisements (Quảng cáo)