Câu 1: Các hình ảnh đó đều mang tính biểu tượng.
– “Tiếng đàn bọt nước”: từ thính giác sang thị giác, thủ pháp lạ hóa => sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.
– “áo choàng đỏ gắt”: Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ. => đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc.
– “lang thang”, “miền đơn độc”, “yên ngựa mỏi mòn”, “vầng trăng chuếnh choáng”:
+ Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do.
+ Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi => Cuộc hành trình đơn độc của người nghệ sĩ đang tranh đấu cho tự do và cái mới.
– “Áo choàng bê bết đỏ”: Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca.
– Tiếng ghi ta:
+ nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy.
+ xanh: thiết tha, hy vọng.
+ tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi.
+ ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào.
=> Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể.
– Các hành động:
+ ném lá bùa vào xoáy nước
+ ném trái tim mình vào cõi lặng yên
=> sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn.
-… dòng sông, ghi ta màu bạc: Gợi cõi chết, siêu thoát.
Tất cả những hình ảnh đó để nhằm mục đích miêu tả hình tượng Lor-ca:
– Một nghệ sĩ tự do và cô đơn.
– Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.
– Một tâm hồn bất diệt.
=> Hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính, tài hoa – sống chết và bất tử với đất nước mình.
Câu 2: Cảm nhận về đoạn thơ:
Advertisements (Quảng cáo)
“Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng”
– “Không ai chôn cất tiếng đàn”: sức sống mạnh mẽ của nghệ thuật
– “tiếng đàn – cỏ mọc hoang”:So sánh
+ Xót thương cho cái chết của một thiên tài, xót tiếc cho hành trình cách tân dang dở.
+ Cái đẹp không thể bị hủy diệt: có sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”.
– Hình ảnh tượng trưng, so sánh:
+ “Giọt nước mắt”: cảm thông, uất hận.
+ “Vầng trăng”: là biểu tượng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca luôn toả sáng, bất tử
=> Là một hình ảnh siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ sự việc có thực: kẻ thù bắn nhà thơ và vứt xác ông xuống giếng để phi tang. “Nước mắt vầng trăng” còn là tình thương, sự cao khiết, tỏa sáng.
=> Cấu trúc gián đoạn bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
Câu 3: Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ:
– Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang…
– Tiếng đàn là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha cùng với hình ảnh áo choàng đỏ. Tiếng đàn ghi-ta góp phần khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp nổi bật của con người và đất nước Tây Ban Nha: phóng khoáng, sôi nổi, giàu nhiệt huyết, yêu tự do và lãng mạn.
Advertisements (Quảng cáo)
– Tiếng đàn gắn liền với hình ảnh Lorca, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời người nghệ sĩ, khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.
+ Tiếng đàn tươi xanh, đầy sức sống, trẻ trung, lãng mạn (tiếng ghi ta nâu – bầu trời cô gái ấy – tiếng ghi ta lá xanh biết mấy). Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác đã biến âm thanh tiếng đàn thành những cảm nhận của thị giác, cũng là sắc màu của tình yêu, sắc màu của sự sống. Những sắc màu của tiếng đàn cũng chính là những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn của người nghệ sĩ.
+ Tiếng đàn vỡ tan gợi lên số phận mong manh của người nghệ sĩ. Tiếng đàn gắn liền với Lorca ở những giây phút ngắn ngủi cuối cùng của cuộc đời (tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy).Tiếng ghi ta đứt vỡ, nức nở, thương đau (tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng máu chảy). Tiếng đàn mong manh như bọt nước, tiếng đàn rỏ máu như tiếng khóc đau thương. Ở đây nỗi đau được thể hiện, được cụ thể hoá thành nỗi đau da thịt và được cảm nhận bằng rất nhiều giác quan, tạo nên một cảm giác và ấn tượng đặc biệt về bi kịch của người nghệ sĩ.
– Tiếng đàn tượng trưng cho sự bất tử của người nghệ sĩ chân chính, của nghệ thuật chân chính (tiếng đàn như cỏ mọc hoang). Tiếng đàn để lại dư âm, hiện thân cho sự bất diệt, cho sức sống không thể vùi dập (không ai chôn cất tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang). Người nghệ sĩ có thể ngã xuống, nhưng tiếng đàn và khát vọng của anh thì không một sức mạnh nào có thể vùi chôn. Tiếng đàn được so sánh với “cỏ mọc hoang” cho thấy một sức sống, một sức vươn lên mãnh liệt. Những thanh âm bi thương và hào hùng của người nghệ sĩ tài năng Lor-ca sẽ còn mãi như “giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng”, soi sáng tâm hồn bao người.
– Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được cam kết hài hòa vào những cung bậc thanh âm của tiếng ghi ta.
=> Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.
LUYỆN TẬP:
Hình tượng Lor-ca:
– Phê-đê-ri-co Gar-xi-a Lor-Ca (1898-1936), một trong những tài năng sáng chói của Tây Ban Nha. Ông sống trong thời đại mà Tây Ban Nha dưới sự cai trị của chế độ độc tài thân phát xít phản động về chính trị; lạc hậu, già cỗi về nghệ thuật. Lor-Ca vừa nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh giành tự do dân chủ, vừa khởi xướng và thúc đẩy những cách tân nghệ thuật. Ông có ảnh hưởng lớn đến đời sống, chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha lúc bấy giờ.
– Cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động lớn không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn với toàn thế giới, không chỉ với lúc bấy giờ mà còn âm vang tới nhiều năm sau. Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó, tỏ thái độ ngưỡng mộ, đau xót và qua đó xây dựng biểu tượng nghệ thuật Lor-ca qua một hình ảnh quen thuộc mà độc đáo: đàn ghi ta.
– Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về một xứ sở và về chính âm nhạc, thi ca.
– Bài thơ kết hợp hài hòa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từ, góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau năm 1975.
1.Hình ảnh Lor-ca, con người tự do,nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:
* Lor-ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha:
– Áo choàng đỏ gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một sinh hoạt văn hóa khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới.
– Vầng trăng
– Yên ngựa.
– Cô gái Di- gan.
– Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “li-la-li-la-li-la”
=> Hình ảnh tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường. Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.
=> Hình tượng Lor-ca nổi bật trên nền văn hóa đó, làm rõ Lor-ca là con người tự do, là ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với “Vầng trăng chuếnh choáng, Trên yên ngựa mỏi mòn”. Anh đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dânmình.
2. Cái chết oan khuất của Lor- ca:
Đấy là khi Lor-ca bị bọn phát xít Prăng-cô giết và ném xác xuống giếng để phi tang.
– Để miêu tả sự việc bi phẫn này, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thực kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như:
• Đối lập:
+ Tự do của người nghệ sĩ >< Thế lực tàn bạo của phát xít.
+ Tiếng hát yêu đời, vô tư >< Hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết máu).
+ Tình yêu, cái đẹp >< Hành động tàn ác, dã man.
• Nhân cách hóa: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy => Tạo sức ám ảnh lớn đối với người đọc.
• Hoán dụ:
+ Tiếng hát để chỉ Lor- ca.
+ Tấm áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết.
• So sánh chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn => Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng tình cảm của Lor- ca.
– Cái chết oan khuất của Lor- ca gây lòng căm thù với bọn phát xít và sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian.
+ Một nghệ sĩ tự do và cô đơn.
+ Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.
+ Một tâm hồn bất diệt.
=>Hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính, tài hoa – sống chết và bất tử với đất nước mình.