Bài 7.1: Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1 và dây kia dài 6m có điện trở R2. Tính tỉ số \({{{R_1}} \over {{R_2}}}\)
Ta có: \({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {{{l_1}} \over {{l_2}}} = {2 \over 6}\) . Vậy \({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {1 \over 3}\)
Bài 7.2: Một dây dẫn dài 120m được dùng đế quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA.
a.Tính điện trở của cuộn dây.
b. Mỗi đoạn dài 1m của dây dẫn này có điện trở là bao nhiêu?
a) Điện trở cuộn dây là: \(R = {U \over I} = {{30} \over {0,125}} = 240\Omega \)
b) Mỗi đoạn dài 1m của dây dẫn có điện trở là :
\(r = {R \over l} = {{240} \over {120}} = 2\Omega \)
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 7.3: Hình 7.1 biểu diễn một đoạn dây dẫn AB đồng chất, tiết diện đều, hai điểm M và N chia dây dẫn AB thành ba đoạn dài bằng nhau: AM=MN=NB. Cho dòng điện cường độ I chạy qua dây dẫn này.
a. Hãy cho biết hiệu điện thế UAB bằng bao nhiêu lần hiệu điện thế UMN.
b. Hãy so sánh hiệu điện thế UAN và UMB.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Ta có: \({U_{AB}} = {\rm{I}}{{\rm{R}}_{AB}} = {\rm{I}}{{\rm{R}}_{MN}}.{{{l_{AB}}} \over {{l_{MB}}}} = I{R_{MN}}.3 = 3{U_{MN}}\)
b) Ta có: \({U_{AN}} = I{R_{AN}} = I{R_{MB}}.{{{l_{AN}}} \over {{l_{MB}}}} = I{R_{MB}} = {U_{MB}}\)
Bài 7.4: Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài l1=10m có điện trở R1 và một dây dẫn bằng nhôm dài l2=5m có điện trở R2. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh R1 và R2?
A. R1=2R2
B. R1<2R2
C. R1>2R2
D. Không đủ điều kiện để so sánh R1 với R2.
Chọn D. Không đủ điều kiện để so sánh R1 với R2.