Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Vật Lý 9

Bài 13.10, 13.11, 13.12 trang 39 SBT Vật lý 9: Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là 220V-400W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, trung bình mỗi ngày trong thời gian 2 giờ. Tính điện năng mà nồi tiêu thụ trong 30 ngày?

Bài 13. Điện năng – công của dòng điện – SBT Lý lớp 9: Giải bài 13.10, 13.11, 13.12 trang 39 Sách bài tập Vật lý 9. Câu 13.10: Một ấm điện loại 220V-1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước; Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là 220V-400W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, trung bình mỗi ngày trong thời gian 2 giờ. Tính điện năng mà nồi tiêu thụ trong 30 ngày?…

Bài 13.10: Một ấm điện loại 220V-1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước.

a. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây nung của ấm khi đó.

b. Thời gian dùng ấm để đun sôi nước mỗi ngày là 30 phút. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Cho rằng giá tiền điện là 1000đ/kW.h

a) Cường độ dòng điện qua dây nung :

\(\wp  = UI \Rightarrow I = {\wp  \over U} = {{1100} \over {220}} = 5{\rm{A}}\)

b) Điện năng tiêu thụ của dây trong 30 ngày

A = ℘.t = 1100.30.1800 = 59400000 (J) = 16,5 kW

Tiền điện phải trả: T = 16,5 x 1000 = 16500 đồng.


Bài 13.11: Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là 220V-400W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, trung bình mỗi ngày trong thời gian 2 giờ.

a. Tính điện trở của dây nung của nồi và cường độ dòng điện chạy qua nó khi đó.

b. Tính điện năng mà nồi tiêu thụ trong 30 ngày.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Điện trở của dây nung của nồi:

\(\wp  = {{{U^2}} \over R} \Rightarrow R = {{{U^{^2}}} \over \wp } = {{{{\left( {220} \right)}^2}} \over {400}} = 121\Omega \)

Cường độ dòng điện chạy qua dây nung là:

\(\wp  = UI \Rightarrow I = {\wp  \over U} = {{400} \over {220}} = 1,82{\rm{A}}\)

b) Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày:

A = UIt = 220 x 1,82 x 30 x 3600 x 2

= 86486400 (J) = 24kW.h

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 13.12: Một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 150W, trung bình mỗi ngày trong 10 giờ; sử dụng tủ lạnh có công suất 100W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ và sử dụng các thiết bị điện thế khác có công suất tổng cộng là 500W, trung bình mỗi ngày trong 5 giờ.

a. Tính điện năng mà gia đình này sử dụng trong 30 ngày.

b. Tính tiền điện mà gia đình này phải trả mỗi tháng (30 ngày), cho rằng giá tiền điện là 1000 đồng/kW.h.

a) Điện năng mà gia đình sử dụng trong 30 ngày:

\({A_1} = {\wp _1}.{t_1} = 0,15 \times 10 \times 30 = 45kW.h\)

– Đèn chiếu sáng:

\({A_2} = {\wp _2}.{t_2} = 0,1 \times 12 \times 30 = 36kW.h\)

– Tủ lạnh:

\({A_3} = {\wp _3}.{t_3} = 0,5 \times 5 \times 30 = 75kW.h\)

– Thiết bị khác :

\( \Rightarrow A = {A_1} + {A_2} + {A_3} = 45 + 36 + 75 = 156kW.h\)

Tiền điện mà gia đình này phải trả:

T = 1000 x A = 1000 x 156 = 156000 đồng

Advertisements (Quảng cáo)