Bài 1: Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen.
1. Xác định chiều dài của gen B.
2. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Xác định :
Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng.
1. Chiều dài của gen B là 4080 Ả
2. A = T = 7680 nuclêôtit G = X = 1920 nuclêôtit
Bài 2: Gen B dài 5100 Ả, có A + T = 60% số nuclêôtit của gen.
1. Xác định số nuclêôtit của gen B.
2. Số nuclêôtit từng loại của gen B là bao nhiêu ?
1. 3000 nuclêôtit
2. A = T = 900 ; G = X = 600
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 3: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000G.
1. Xác định số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN.
2. Xác định chiều dài của phân tử ADN.
1. Số nuclêôtit từng loại của phân tử ADN : A = T = 600000 nuclêôtit G = X = 400000 nuclêôtit
2. Chiều dài của phân tử ADN : 3400000 Ả
Bài 4: Hai gen B và b cùng nằm trong 1 tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hộ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi).
Advertisements (Quảng cáo)
1. Xác định số tế bào mới được tạo thành sau 3 đợt nguyên phân nói trên.
2. Xác định số nuclêôtit của mỗi gen.
1. Số tế bào mới được tạo thành là 8 tế bào
2. Số nuclêôtit của mỗi gen là 3000
Bài 5: Một phân tử mARN dài 2040Ả, có A = 40%, u = 20% và X =10% số nuclêôtit của phân tử ARN.
1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN.
2. Phân tử mARN chứa bao nhiêu bộ ba ?
1. mARN có : A = 480 nuclêôtit = 40%
U = 240 nuclêôtit = 20%
X = 120 nuclêôtit = 10%
G = 360 nuclêôtit = 30%
2. 400 bộ ba