Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề) ;
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết Iô-gíc).
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liền kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau :
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ) ;
+ sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng) ;
+ sử dụng cả câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế) ;
+ sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)
I. Khái niệm liên kết
Câu 1: Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn:
Câu (1): Tác phẩm nào cũng có cơ sở từ hiện thực, nhưng hiện thực chỉ là vật liệu ba đầu cho người nghệ sĩ.
Câu (2): Từ các vật liệu đó của hiện thực, người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật.
Câu (3): Sự sáng tạo ấy chính là thông điệp của nhà văn muốn gửi đến mọi người.
Câu 3: – Lặp từ “tác phẩm” và từ cùng trường nghĩa với từ “tác phẩm”: “nghệ sĩ”.
– Thay từ “nghệ sĩ” bằng từ “anh”.
Advertisements (Quảng cáo)
– Dùng quan hệ từ “nhưng”.
– Dùng cụm từ “cái đã có rồi” đồng nghĩa với cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.
II. Luyện tập
– Liên kết nội dung:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Chủ đề: Cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam và cách khắc phục. Các câu đều tập trung cho đề tài này. (Liên kết đề tài).
+ Trình tự trình bày:(Liên kết lô-gic).
– Liên kết về hình thức: các câu được liên kết với nhau bằng các phép liên kết:
+ Phép nối
+ Phép thế
+ Phép lặp