I. Khái niệm liên kết
Câu 1: Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây là một yếu tố (chủ đề nhỏ) của chủ đề chung: Tiếng nói của văn nghệ.
Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn:
Câu (1): Tác phẩm nào cũng có cơ sở từ hiện thực, nhưng hiện thực chỉ là vật liệu ba đầu cho người nghệ sĩ.
Câu (2): Từ các vật liệu đó của hiện thực, người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật; tác phẩm nghệ thuật là một “hiện thực mới”, “hiện thực thứ hai”, chứ không sao chép lại cuộc sống.
Câu (3): Sự sáng tạo ấy chính là thông điệp của nhà văn muốn gửi đến mọi người.
Trình tự sắp xếp các câu này do lô-gic trên quy định.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3: Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn thể hiện bằng các biện pháp:
– Lặp từ “tác phẩm” và từ cùng trường nghĩa với từ “tác phẩm”: “nghệ sĩ”.
– Thay từ “nghệ sĩ” bằng từ “anh”.
– Dùng quan hệ từ “nhưng”.
Advertisements (Quảng cáo)
– Dùng cụm từ “cái đã có rồi” đồng nghĩa với cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.
II. Luyện tập
Phân tích sự liên kết trong đoạn văn.
– Liên kết nội dung:
+ Chủ đề: Cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam và cách khắc phục. Các câu đều tập trung cho đề tài này. (Liên kết đề tài).
+ Trình tự trình bày: Những cái mạnh ấy là gì -> Lợi thế của những cái mạnh ấy khi đi vào tương lai -> Những cái yếu -> Hậu quả và nguy cơ: nếu không khắc phục được những cái yếu đo thì cái mạnh cũng không phát huy được, do đó, cũng không có cơ hội tiến vào tương lai. (Liên kết lô-gic).
– Liên kết về hình thức: các câu được liên kết với nhau bằng các phép liên kết:
+ Phép nối: từ “nhưng” chỉ quan hệ đối lập giữa ý câu 3 với câu 2
+ Phép thế: từ “ấy” ở câu 2 thay thế cho “sự thông minh nhạy bén với cái mới” nói ở câu 1, từ “ấy” ở câu 4 thay thế cho “không ít cái yếu” nói ở câu 3.
+ Phép lặp: lặp từ “lỗ hổng” ở câu 4 và 5, lặp từ “thông minh” ở câu 1 và câu 5.