Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phàn ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
Câu 1: * Những chi tiết thể hiện rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận:
– Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.
– Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.
– Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.
* Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, có liệt kê và cũng có
miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng.
* Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch”, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn. Tác giả xem đó là “triệu bất tường”, báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại.
Câu 2: – Bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa đã “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu, vơ vét của dân bằng những thủ đoạn trơ tráo, trắng trợn, vừa ăn cướp vừa la làng.
Advertisements (Quảng cáo)
– Kết thúc bài tùy bút, tác giả ghi lại việc có thực đã từng xảy ra trong nhà mình.
=> Cách dẫn dắt câu chuyện như thế đã làm gia tăng sức thuyết phục, đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm một cách kín đáo qua đó.
Câu 3: – Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truyện và nhân vật
– Thể loại tùy bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.
Advertisements (Quảng cáo)
Luyện tập
– Đoạn văn có thể gồm các ý chính như sau:
– Vua chúa ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến đời sống người dân.
– Quan lại tham tàn, nhũng nhiễu dân.
– Xã hội rối ren, loạn lạc.
– Đời sống nhân dân hết sức khổ cực.