Bài 32 – Giải bài tập C1 trang 87; bài C2, C3, C4 trang 88; bài C5, C6 trang 89 SGK Vật Lý 9: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
1. Hãy quan sát xem các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây như thế nào (tăng hay giảm) trong các trường hợp sau đây (Hình 32.1) :
+ Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
+ Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
+ Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với thiết diện S của cuộn dây.
+ Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.
Hướng dẫn: + Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với thiết diện S của cuộn dây : Số đường sức từ tăng.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây : Số đường sức từ không đổi.
+ Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc vowsu tiết diện S của cuộn dây : Số đường sức từ giảm.
+ Để nam châm nằm yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm : Số đường sức từ tăng.
2. Đối chiếu kết quả thí nghiệm trên với việc khảo sát số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây, hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống của bảng 1.
Advertisements (Quảng cáo)
Làm thí nghiệm |
Có dòng điện cảm ứng hay không ? |
Số đường sức từ xuyên qua S có biến đổi hay không ? |
Đưa nam châm lại gần cuộn dây |
Có
|
có |
Để nam châm nằm yên |
Không
|
Không |
Đưa nam châm ra xa cuộn dây |
Có
|
Có |
3. Từ bảng 1, nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín.
Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi (tăng hay giảm) thì xuất hiện dòng.điện cảm.ứng trong cuộn dây dẫn kín.
4. Vận dụng nhận xét trên để giải thích vì sao trong thí nghiệm ở hình 31.3, khi đóng hay ngắt mạch của nam châm điện thì trong cuộn dây dẫn cũng xuất hiện dòng-điện cảm.ứng.
+ Khi đóng mạch điện, cường độ dòng điện tăng từ không đến có, từ trường của nam châm điện mạnh lên, số đường sức từ biểu diễn từ trường tăng lên, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây cũng tăng lên, do đó xuất hiện dòng-điện-cảm-ứng.
+ Khi ngắt mạch điện, cường độ điện trường trong nam châm điện giảm về 0, từ trường của nam châm điện yếu đi, số đường sức từ biểu diễn từ trường giảm, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, do đó xuất hiện dòng-điện cảm ứng.
5. Vận dụng kết luận vừa thu được để giải thích vì sao khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp lại sáng.
Khi quay núm đinamô của xe đạp, nam châm trong đinamô quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng-điện cảm-ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng-điện cảm-ứng. Dòng-điện cảm-ứng này làm cho đèn xe đạp sáng.
6. Hãy giải thích vì sao khi cho nam châm quay như hình ở 31.4 thì trong cuộn dây kín lại xuất hiện dòng điện cảm-ứng.
Khi cho nam châm quay thì số đường sức từ đi qua cuộn dây dẫn kín cũng biến thiên, do vậy trong cuộn dây dẫn kín cũng xuất hiện dòng-điện-cảm-ứng làm cho đèn LED sáng lên.