Bài 9.5: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.
a) Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29kg/m3.
b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng.
Thể tích phòng: V = 4.6.3 = 72m3
a) Khối lượng không khí trong phòng m = VD = 72.1,29 = 92,88kg
b) Trọng lượng của khí trong phòng: p = 10m = 928,8 N
Bài 9.6: Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp?
Trong cơ thể con người, và cả trong máu của con người luôn có không khí.
Advertisements (Quảng cáo)
Áp suất khí bên trong con người luôn bằng áp suất khí quyển. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.
Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể rất nhỏ, có thể xấp xỉ = 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy và sẽ chết.
Áo giáp của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong áp giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.
Bài 9.7: Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li nếu không dùng thủy ngân có trọng lượng riêng 136000N/m3 mà dùng rượu có trọng lượng riêng 8 000N/m3 thì chiều cao của cột rượu sẽ là:
A. 1292M
Advertisements (Quảng cáo)
B. 12,92m
C. 1,292m
D. 129,2m
=> Chọn B
Vì khi dùng thủy ngân áp suất khí quyển đo được 760mmHg.
Nếu dùng rượu: \({p_{kq}} = {d_r}{h_r} \Rightarrow {h_r} = {{{p_{kq}}} \over {{d_r}}} = {{0,76.136000} \over {8000}} = 12,92m\)
Bài 9.8: Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra:
A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút
B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li
C. Khi được bơm, lốp xe căng lên
D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại
=> Chọn C