Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Vật Lý 8

Bài 8.12, 8.13, 8.14 trang 28 SBT Vật Lý 8: Tìm chiều cao cột nước ở 2 nhánh sau?

Bài 8 Áp suất chất lỏng – bình thông nhau SBT Lý lớp 8. Giải bài 8.12, 8.13, 8.14 trang 28 Sách bài tập Vật lí 8. Câu 8.12: Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng?…

Bài 8.12: Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng?

Khi càng lặn sâu thì áp suất của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng.


Bài 8.13: Trong bình thông nhau vẽ ở hình 8.7, nhánh lớn có tiết diện lớn gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30cm.

Tìm chiều cao cột nước ở 2 nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đă đứng yên. Bỏ qua thế tích của ông nối hai nhánh.

Advertisements (Quảng cáo)

Gọi diện tích tiết diện của ống nhỏ là s, thì diện tích tiết diện ống lớn là 2S. Sau khi mở khóa T, cột nước ở hai nhánh có cùng chiều cao h. Do thể tích nước trong bình thông nhau là không đổi nên ta có:

2S.30 = s.h + 2S. h

Advertisements (Quảng cáo)

⇒ h = 20cm


Bài 8.14: Hình 8.7 SGK (tr.31) mô tả nguyên tắc hoạt động của một máy nâng dùng chất lỏng. Muốn có một lực nâng là 20 000N tác dụng lên pit-tông lớn, thì phải tác dụng lên pit-tông nhỏ một lực bằng bao nhiêu ?

Biết pit-tông lớn có diện tích lớn gấp 100 lần pit-tông nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pit-tông nhỏ sang pit-tông lớn.

Áp dụng: \({F \over f} = {S \over s} \Rightarrow f = {{F.s} \over S} = {{20000} \over {100.s}} = 200N\)

Do đó: Muốn có một lực nâng là 20 000N tác dụng lên pit-tông lớn, thì phải tác dụng lên pit-tông nhỏ một lực bằng : 200N

Advertisements (Quảng cáo)