Bài 1.12: Minh và Nam đứng quan sát một em bé ngồi trên vòng đu đang quay ngang. Minh thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay không đổi nên cho răng em bé đứng yên. Nam thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai? Tại sao ?
Nam đúng, Minh sai
Mặc dù khoảng cách từ em bé đến tâm đu không đổi nhưng vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm quay.
Bài 1.13: Long và Vân cùng ngồi trong mệt khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua cửa sổ bên trái quan sát một tàu khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy. Vân nhìn qua cửa sổ bên phải quan sát bên tàu và nói răng tàu mình đứng yên.
Advertisements (Quảng cáo)
Ai nói đúng ? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau ?
Cả Vân và Long đều nói đúng. Hai người có nhận xét khác nhau là vì hai người chọn các vật làm mốc khác nhau để xét chuyển động
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 1.14: Chuyện người lái tàu thông minh và quả cảm
Năm 1935, trên chặng đường sắt nối giữa hai ga En-nhi-cốp và O-li- san-tra thuộc nước Nga, anh lái tàu Boóc-xép phát hiện từ xa một dãy các toa của đoàn tàu phía trước tuột móc nối, đang lăn ngược về phía mình do tụt dốc. Thật là khủng khiếp nếu cả dãy toa kia băng băng xuống dốc lao thẳng vào đoàn tàu của anh.
Trong giây phút hiểm nguy đó, Boóc-xép liền hãm tàu mình lại rồi cho tàu chạy lùi, nhanh dần cho tới khi nhanh bằng các toa tàu đang tụt dốc. Nhờ vậy, anh đã đón cả dãy toa kia áp sát vào tàu mình một cách êm nhẹ, không bị hư hại gì.
Em hãy giải thích cơ sở khoa học của cách xử lí thông minh của người lái tàu Boóc-xép.
Cơ sở khoa học của cách xử lí thông minh của người lái tàu Boóc – xép là: Boóc – xép hãm tàu mình lại, rồi cho tàu chạy lùi, nhanh dần cho tới khi nhanh bằng các toa tàu nên mặc dù các toa tàu tụt dốc rất nhanh nhưng nếu so với tàu của Boóc – xép thì các toa tàu gần như không chuyển động. Do đó, các toa tàu áp sát vào con tàu một cách êm nhẹ không bị hư hại gì.