Bài 1. Bằng cách nào mà các tế bào của cơ thể thường xuyên trao đổi được các chất với môi trường ngoài ?
Các tế bào của cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài nhờ các hệ cơ quan trong cơ thể :
– Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn : Giúp cơ thể trao đổi khí (02 và C02) giữa cơ thể
với môi trường ngoài. Máu đưa 02 từ phổi đến các tế bào và nhận C02 ở các tế bào đưa đến cơ quan hô hấp.
– Hộ tiêu hoá : Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn từ niôi trường ngoài và hấp thụ chất dinh dưỡng để thực hiện quá trình trao đổi chất với các tế bào, đổng thời thải các chất bã ra môi trường ngoài.
– Hệ bài tiết: Thận lọc và bài tiết nước tiểu ra môi trường ngoài.
– Da : Bài tiết mồ hôi.
Bài 2. Trình bày các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết. Nêu vai trò của hệ bạch huyết.
Advertisements (Quảng cáo)
Hệ bạch huyết gồm :
+ Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
+ Mỗi phân hệ có các mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết.
– Vai trò của hệ bạch huyết: Góp phần thực hiện chu trinh luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể. Cụ thể :
+ Phân hệ nhỏ : Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Phân hệ lớn : Thu bạch huyết ở phần dưới và nửa trên bên trái cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn trái. Tất cả sẽ hoà vào máu ở tĩnh mạch chủ trên, đổ về tìm. Hệ bạch huyết chỉ có tĩnh mạch mà không có động mạch.
Bài 3. Làm thế nào để có được một hệ tim mạch khoẻ mạnh ?
Để có một hệ tim mạch khoẻ mạnh cần thường xuyên rèn luyện bằng cách :
– Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức, kết hợp với xoa bóp ngoài da.
– Bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại như : Tránh các tác động làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, có hại cho tim mạch.
– Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu… và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cúm, thấp khớp…
Bài 4. Trình bày các bước xử lí thích hợp khi gặp một người bị vết thương chảy máu.
Khi gặp một người bị vết thương chảy máu cần xử lí theo các bước saụ :
– Bước 1 : Căn cứ vào biểu hiện để xác định dạng chảy máu (mao mạch, tĩnh mạch hay động mạch).
– Bước 2 : Tiến hành sơ cứu cầm máu (băng bó hoặc chẹn mạch, buộc garô).
– Bước 3 : Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu sau khi buộc garô (với vết thương chảy máu động mạch) hoặc nếu sau khi băng mà vết thương vẫn tiếp tục chảy máu (đối với vết thương chảy máu mao mạch, tĩnh mạch).