Bài 37.17: Có thể điều chế được bao nhiêu mol axit suníuric khi cho 240 g lun huỳnh trioxit SO3 tác dụng với nước ?
\({M_{S{O_3}}} = 80g/mol,{n_{S{O_3}}} = {{240} \over {80}} = 3(mol)\)
Ta có phương trình hóa học : \(S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4}\)
Theo phương trình hoá học : 1 mol SO3 tác dụng với H2O cho 1 moi H2SO4
Vậy 3 mol SO3 tác dụng với H2O cho 3 mol H2SO4.
Bài 37.18: Viết công thức của các muối sau đây :
a) Kali clorua ; b) Canxi nitrat; c) Đồng sunfat; d) Natri sunfit:
Advertisements (Quảng cáo)
e) Natri nitrat; f) Canxi photphat; g) Đồng cacbonat.
Công thức của các muối :
a) KCl ; b) Ca(NO3)2 ; c) CuSO4 ; d) Na2SO3;
Advertisements (Quảng cáo)
e) NaNO3 ; f) Ca3(PO4)2 ; g) CuCO3.
Bài 37.19: Cho biết các chất dưới đây thuộc loại hợp chất nào, viết công thức của các hợp chất đó : Natri hiđroxit, khí cacbonic, khí sunfurơ, sắt(III) oxit, muối ăn. axit clohiđric, axit photphoric.
– Oxit axit: Khí cacbonic CO2, khí sunfurơ SO2.
– Oxit bazơ : Sắt(III) oxit Fe2O3.
– Bazơ : Natri hiđroxit NaOH.
– Axit : Axit clohiđric HCl, axit photphoric H3PO4.
– Muối : Muối ăn NaCl.
Bài 37.20: Tim phương pháp xác định xem trong ba lọ, lọ nào đựng dung dịch axit- dung dịch muối ăn và dung dịch kiềm (bazơ).
Cho giấy quỳ tím vào 3 mẫu thử đựng các dung dịch trên. Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển thành đỏ là lọ đựng dung dịch axit ; dung dịch nào làm quỳ tím chuyển thành xanh là lọ đựng dung dịch bazơ. Còn lại là lọ đựng dung dịch muối ăn, quỳ tím không đổi màu.