Bài 38.1: a) Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau :
(1) Lưu huỳnh đioxit + nước ; (4) Kẽm + axit suníuric (loãng);
(2) Sắt(III) oxit + hiđro ; (5) Canxi oxit + nước.
(3) Kẽm + dung dịch muối đồng(II) suníat;
b) Các loại phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào ?
a) Các phương trình hóa học:
\((1)S{O_2} + {H_2}O \to {H_2}S{O_3}\)
\((2)F{e_2}{O_3} + 3{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe + 3{H_2}O\)
\((3)Zn + CuS{O_4} \to ZnS{O_4} + Cu\)
\((4)Zn + {H_2}S{O_4} \to ZnS{O_4} + {H_2} \uparrow \)
\((5)CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\)
b) – Phản ứng hóa hợp là các phản ứng : (1); (5).
– Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng : (2).
– Phản ứng thế là các phản ứng: (3), (4).
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 38.2: Có những cụm từ : Sự cháy, phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp, phản ứng toả nhiệt. Hãy chọn những cụm từ thích hợp để điền vào những chỗ trống trong các câu sau :
a) …….là phản ứng hoá học, trong đó có một chất mới được tạo thành
từ hai hay nhiều chất ban đầu.
b) ……..là phản ứng hoá học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.
c) …….là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
d) ……. là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
Đối với mỗi câu trên hãy dẫn ra một phương trình hoá học để minh hoạ.
a) Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Advertisements (Quảng cáo)
Thí dụ : \(2Cu + {O_2} \to 2CuO\)
b) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.
c) Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
Thí dụ : \(2HgO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Hg + {O_2}\)
d) Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
Bài 38.3: Từ những hoá chất cho sẵn : KMnO4, Fe, dung dịch CuSO4, dung dịch H2SO4 loãng, hãy viết các phương trình hoá học để điều chế các chất theo sơ đồ chuyển hoá sau : Cu —> CuO —> Cu. Biết Fe có thể phản ứng với CuSO4 theo phương trình :
\(Fe + CuS{O_4} \to Cu + FeS{O_4}\)
Nguyên liệu cần cho biến đổi hóa học là: \(Cu;O;{H_2}\)
\(Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow \)
\(2KMn{O_4}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow {K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_2}\)
\(Fe + CuS{O_4} \to Cu + FeS{O_4}\)
\(2Cu + {O_2} \to 2CuO\)
\(CuO + {H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + {H_2}O\)
Bài 38.4: Khi điện phân nước thu được 2 thể tích H2 và 1 thể tích khí O2 (cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Từ kết quả này, em hãy chứng minh công thức hoá học của nước.
Phương trình điện phân nước:
\(2{H_2}O\buildrel {dienphan} \over\longrightarrow 2{H_2} + {O_2}\)
2V 1V
Trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất tỷ lệ thể tích bằng tỷ lệ mol, nên:
\({n_{{H_2}}}:{n_{{O_2}}} = 2:1\)
Suy ra: \({{{n_H}} \over {{n_O}}} = {2 \over 1}\)
Do đó công thức phân tử nước là \({H_2}O\)