Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Bài 33.5, 33.6, 33.7, 33.8 trang 47, 48 SBT Hóa học 8: Hãy viết phương trình hoá học?

Bài 33 Điều chế hidro – phản ứng thế SBT Hóa lớp 8. Giải bài 33.5, 33.6, 33.7, 33.8 trang 47, 48 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 33.5: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl…

Bài 33.5: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4  và axit clohiđric HCl.

a)  Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng để điều chế khí H2.

b) Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất ?

a) Phương trình hoá học của phản ứng điều chế H2:

Zn + 2HCl \( \to \) ZnCl2 + H2\( \uparrow \) (1)

Zn + H2SO4 \( \to \) ZnSO4 + H2\( \uparrow \) (2)

Mg + 2HCl \( \to \) MgCl2 + H2\( \uparrow \) (3)

Mg + H2SO4 \( \to \) MgSO4 + H2 \( \uparrow \)(4)

b) \({n_{{H_2}}} = {{1,12} \over {22,4}} = 0,05(mol)\)

Muốn điều chế 1,12 lít khí hiđro với khối lượng kim loại và axit nhỏ nhất cần phải dùng kim loại magie và axit clohiđric. Theo các phương trình hoá học trên thì khối lượng nguyên tử Mg nhỏ hơn khối lượng nguyên tử Zn. Khối lượng phân tử axit HCl nhỏ hơn khối lượng phân tử axit H2SO4


Bài 33.6: Trong giờ thực hành hoá học, học sinh A cho 32,5 g kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, học sinh B cho 32,5 g sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng ở trên. Hãy cho biết học sinh nào thu được khí hiđro nhiều hơn (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Advertisements (Quảng cáo)

\({n_{Zn}} = {{32,5} \over {65}} = 0,5(mol);{n_{Fe}} = {{32,5} \over {56}} = 0,58(mol)\)

Phương trình hóa học :

\(Zn + {H_2}S{O_4} \to ZnS{O_4} + {H_2} \uparrow (1)\)

0,5 mol          \( \to \)                          0,5 mol

\(Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow (2)\)

0,58 mol         \( \to \)                       0,58 mol

Học sinh B thu được số mol \({H_2}\) nhiều hơn.


Bài 33.7: Trong giờ thực hành hoá học, một học sinh nhúng một đinh sắt vào dung dịch muối đồng sunfat CuSO4. Sau một thời gian, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch muối. Thanh sắt bị phủ một lớp màu đỏ gạch và dung dịch có muối sắt(II) sunfat FeSO4.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Hãy viết phương trình hoá học.

b) Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào.

a) Phương trình hóa học:

\(Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu\)

b) Phản ứng trên là phản ứng thế, nguyên tử Fe đã thế chỗ nguyên tử Cu trong \(CuS{O_4}\).


Bài 33.8: Cho 6,5 g kẽm vào bình dung dịch chứa 0,25 mol axit clohiđric.

a) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

b) Sau phản ứng còn dư chất nào ? Khối lượng là bao nhiêu gam ?

\({n_{Zn}} = {{6,5} \over {65}} = 0,1(mol);{n_{HCl}} = 0,25(mol)\)

a) Phương trình hóa học :

\(Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow \)

1 mol   2 mol                          1 mol

0,1 mol 0,2 mol                    0,1 mol

\({V_{{H_2}}}\) thu được: 0,1 x 22,4 = 2,24(lít)  \(

b) Chất dư là HCl:

Theo phương trình hóa học trên, số mol và khối lượng HCl dư là:

 \({n_{HCl}} = 0,25 – 0,2 = 0,05(mol)\)

\({m_{HCl}} = 0,05 \times 36,5 = 1,825(g)\) .

Advertisements (Quảng cáo)