Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Bài 33.1, 33.2, 33.3, 33.4 Trang 46, 47 SBT Hóa 8: Trong thí nghiệm nào có sự tiêu hao oxi ?

Bài 33 Điều chế hidro – phản ứng thế SBT Hóa lớp 8. Giải bài 33.1, 33.2, 33.3, 33.4 Trang 46, 47 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 33.1: Cho các phản ứng hoá học sau …

Bài 33.1: Cho các phản ứng hoá học sau :

Cu + 2AgNO3 \( \to \) Cu(NO3)2 + 2Ag \( \downarrow \)

Na2O + H2O \( \to \) 2NaOH

Fe + 2HCl \( \to \) FeCl2 + H2 \( \uparrow \)

CuO + 2HCl \( \to \)CuCI2 + H2O

2Al + 3H2SO4 \( \to \) Al2(SO4)3 + 3H2 \( \uparrow \)

Mg + CuCl2 \( \to \) MgCl2 + Cu \( \downarrow \)

CaO + CO2 \( \to \) CaCO3

HCl + NaOH \( \to \) NaCl + H2O

SỐ phản ứng thuộc loại phản ứng thế là

A. 3.         B. 4.        C. 5.             D. 6

Phương án B. Đó là các phản ứng (1), (3), (5), (6).


Bài 33.2: Một học sinh làm các thí nghiệm sau :

(1) Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.

(2) Đun sôi nước.

Advertisements (Quảng cáo)

(3) Đốt một mẩu cacbon.

Hỏi :

a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chất đó là chất gì ?

b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái ?

c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu hao oxi ?

a) Những thí nghiệm có sản phẩm mới xuất hiện là :

\(Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \)

                        Sắt(II) clorua   Khí hiđro

\(C + {O_2} \to C{O_2}\)

Advertisements (Quảng cáo)

                      Khí cacbonic

Sản phẩm mới: Ở thí nghiệm (1) làỞ thí nghiệm (1) là FeCl2 và H2 ; ở thí nghiệm (3) là khí CO2

b) Trong thí nghiệm (2), nước có sự thay đổi trạng thái. .

c) Thí nghiệm (3) có sự tiêu hao oxi, do sự cháy.


Bài 33.3: a) Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm.

b) Nguyên liệu nào được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp ?

a) Phương trình hoá học của phản ứng điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm : Kim loại + Axit HCl (hoặc axit H2SO4 loãng) \( \to \) Muối + H2

\(Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow \)

\(2Al + 3{H_2}S{O_4} \to A{l_2}{(S{O_4})_3} + 3{H_2} \uparrow \)

b) Nguyên liệu để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm :

– Chọn kim loại thích hợp như : Fe, Zn, Al, Mg.

– Chọn những axit thích hợp như : HCl, H2SO4 loãng (không dùng axit nitric HNO3)

Nguyên liệu để điều chế H2 trong công nghiệp :

– Chủ yếu từ khí thiên nhiên. Khí này chủ yếu chứa metan có lẫn O2 và hơi nước.

\(2C{H_4} + {O_2} + 2{H_2}O\buildrel {800 \div {{900}^o}C} \over\longrightarrow 2C{O_2} + 6{H_2} \uparrow \)

Tách hiđro từ khí than cốc hoặc từ khí chế biến dầu mỏ, được thực hiện bằng cách làm lạnh, ở đó tất cả các khí, trừ hiđro, đều bị hoá lỏng.


Bài 33.4: Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn (dung dịch axit axetic CH3COOH).

Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hiđro trong sách giáo khoa (bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì. Cách nhận biết.

– So với thí nghiệm trong sách giáo khoa, thí nghiệm này có ít bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh sắt, khí thoát ra khỏi dung dịch giấm ăn chậm, mảnh sắt tan dần chậm hơn mảnh Zn.

– Khí thoát ra là khí hiđro.

– Nhận biết:

+ Đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra không làm cho than hồng bùng cháy.

+ Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí hiđro.

Advertisements (Quảng cáo)