Bài 12.1: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A. Khi vật dao động nhanh hơn
B. Khi vật dao động mạnh hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn
D. Cả 3 trường hợp trên
=> Chọn B
Bài 12.2: Điền vào chỗ trống:
Đơn vị đo độ to của âm là…
Dao động càng mạnh thì âm phát ra …
Dao động càng yếu thì âm phát ra…
Giải
Advertisements (Quảng cáo)
– đexiben (dB).
– càng to.
– càng nhỏ.
Bài 12.3: Hải đang chơi ghita.
a) Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?
b) Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?
c) Dao động của các sợi dây đàn ghita khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?
Advertisements (Quảng cáo)
a) Hải đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh vào dây đàn.
b) Khi gảy mạnh dây đàn: Dao động của dây mạnh, biên độ của dây lớn. Khi gảy nhẹ dây đàn: Dao động của dây yếu, biên độ của dây nhỏ.
c) Khi chơi nốt cao: Dao động của sợi dây đàn ghita nhanh. Khi chơi nốt thấp: Dao động của sợi dây đàn ghita chậm.
Bài 12.4: Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?
Muốn cho kèn lá chuôi phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh, vì khi đó đầu bẹp của kèn dao động với biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.
Bài 12.5: Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?
Thổi sáo càng mạnh, thì âm phát ra càng to.
Bài 12.6: Biên độ dao động là gì?
A. là số dao động trong một giây
B. Là độ lệch của vật trong một giây
C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hi
được
D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
=> Chọn D