Bài 13.7: Những môi trường dưới đầy có thể truyền được âm không?
Môi trường có thể truyền âm: tường gạch; nước sôi; tấm nhựa; không khí loãng; khí Hiđrô; sắt nóng chảy; sàn gỗ; bông; cao su
Môi trường không truyền âm: chân không
Bài 13.8: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hi trong chất rắn.
B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ ha trong chất rắn
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ trong chất khí.
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn trong chất rắn.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn B
Bài 13.9: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa?
A. 1700m
B. 170m
C. 340m
Advertisements (Quảng cáo)
D. 1360m
Giải
=> Chọn A
Vì s = v.t = 5. 340 = 1700m
Bài 13.10: Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Độ cao của âm
B. Độ to của âm
C. Biên độ của âm
D. Cả A và B
Chọn A
Bài 13.11: Vì sao chân không không truyền được âm?
Sở dĩ âm truyền được trong chất khí, lỏng, rắn vì khi nguồn âm dao động, nó làm cho các hạt cấu tạo nên chất khí, chất lỏng hay chất rắn ở gần nó cũng dao động theo. Dao động của các hạt này lại truyền cho các hạt bên cạnh, cứ như thế, âm truyền đến tai ta làm cho màng nhĩ dao động, nên ta nghe được âm.
Trong chân không không có các hạt vật chất, vì vậy nố không có gi để có thể dao động được, nên chân không không truyền được âm.