Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Toán 7

Bài 40, 41, 42 trang 142 SBT Toán 7 tập 1: Chứng minh rằng KM là tia phân giác của góc AKB?

Bài 4 Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh-góc-cạnh (c-g-c) Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Giải bài 40, 41, 42 trang 142 Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 40: Qua trung điểm M của đoạn thẳng AB, kẻ đường thẳng vuông góc với AB…

Câu 40: Qua trung điểm M của đoạn thẳng AB, kẻ đường thẳng vuông góc với AB. Trên đường thẳng đó lấy điểm K. Chứng minh rằng KM là tia phân giác của góc AKB.

Xét ∆AMK và ∆BMK, ta có:

AM = BM (gt)

\(\widehat {AMK} = \widehat {BMK} = 90^\circ \) (vì \(KM \bot AB\))

MK cạnh chung

Suy ra: ∆AMK = ∆BMK(c.g.c)

\(\Rightarrow \widehat {AKM} = \widehat {BKM}\)

Vậy KM là tia phân giác của \(\widehat {AKB}\).

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 41: Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn thẳng. Chứng minh rằng AC // BD.

Xét ∆AOC và  ∆BOD, ta có:

OA = OB (gt)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\widehat {AOC} = \widehat {BO{\rm{D}}}\) (đối đỉnh)

OC = OD (gt)

Suy ra:∆AOC = ∆BOD (c.g.c)

\( \Rightarrow \widehat A = \widehat B\) (hai góc tương ứng)

Vậy: AC // BD (vì có hai góc ở vị trí so le trong bằng nhau)

Câu 42: Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 90^\circ \). Trên tia đối của tia CA lấy điểm D sao cho CD = CA, Trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE = CB. Tính số đo góc CDE.

Xét ∆ABC và  ∆DEC, ta có:

AC = DC (gt)

\(\widehat {ACB} = \widehat {EC{\rm{D}}}\) (đối đỉnh)

BC = EC (gt)

Suy ra: ∆ABC = ∆DEC (c.g.c)

\(\widehat A = \widehat D\) (hai góc tương ứng) mà \(\widehat A = 90^\circ \) nên \(\widehat D = 90^\circ \).

Advertisements (Quảng cáo)