Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Toán 7

Bài 27, 28, 29 trang 140, 141 Sách BT Toán 7 tập 1: Chứng minh rằng OE là tia phân giác của góc xOy?

Bài 3 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh (c-c-c) Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Giải bài 27, 28, 29 trang 140, 141 Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 27: Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 2,5cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác…

Câu 27: Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 2,5cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác

Ta có: AB = AC = BC = 2,5cm

Suy ra: ∆ABC đều

Vậy \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = 60^\circ \)

Câu 28: Cho hai tam giác ABC và ABD có AB = BC = CA = 3cm, AD = BD = 2cm (C và D nằm khác phía đối với AB). Chứng minh rằng: \(\widehat {CA{\rm{D}}} = \widehat {CB{\rm{D}}}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Xét ∆ CAD và ∆ CBD ta có:

AC = BC (gt)

AD = BD (gt)

CD cạnh chung

Advertisements (Quảng cáo)

Suy ra: ∆CAD = ∆CBD (c.c.c)

Vậy \(\widehat {CA{\rm{D}}} = \widehat {CB{\rm{D}}}\) (hai góc tương ứng)

Câu 29: Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy tâm điểm C, trên tia Oy lấy điểm D sao cho OD = OC. Vẽ các cung tròn tâm C và tâm D có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm E nằm trong góc xOy. Chứng minh rằng OE là tia phân giác của góc xOy.

Xét ∆COE và ∆DOE, ta có:

OE cạnh chung

OD = OC (bán kính của 1 cung tròn)

DE = CE (bán kính 2 cung tròn bằng nhau)

Suy ra: ∆COE = ∆DOE (c.c.c)

Vậy: \(\widehat {COE} = \widehat {DOE}\) (hai góc tương ứng)

Vì OE nằm giữa OC và OD nên OE là tia phân giác của góc DOC hay OE là tia phân giác góc xOy.

Advertisements (Quảng cáo)