Bài 4.6*. Cho một cái ca hình trụ (hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp), một thước chia tới mm, một chai nước, một bình chia độ ghi 100cm3, chia tới 2cm3. Hãy tìm ba cách đổ nước vào tới mức nửa ca.
Ba cách đổ nước vào tới mức nửa ca:
Cách 1. Đổ nước vào đầy ca, sau đó dùng bình chia độ đo thể tích lượng nước trong ca, cuối cùng ta lại đổ vào lại trong ca một nửa lượng nước đã đo được.
Cách 2: Dùng thước đo chiều cao của ca, đổ nước vào ca sao cho đến chiều cao bằng một nửa.
Cách 3: Đặt ca nghiêng, đổ nước vào ca điều chỉnh sao cho đầy đến ngang đường chéo của ca.
Bài 4.7. Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100cm3 nước, đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn không thẩm nước vào bình thì thấy thế tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích của vật rắn là
A. 40cm3. B. 90cm3
C. 70cm3. D. 30cm3.
Chọn C.
Khi thả vật vào, nước tràn ra 30cm3 vậy tổng thể tích vật và nước là:
Vv+n =100 + 30 = 130cm3.
Vậy thể tích vật rắn là: Vv = Vv+n – Vn = 130 – 60 = 70cm3
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 4.8. Nếu dùng bình chia độ đế đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL+R – VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VL+R là thể tích do mực chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình, VL là thể tích chất lỏng trong bình?
A. Vật rắn thấm nước và chìm một phẩn trong chất lòng.
B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lòng.
c. Vật rắn không thâm nước và chìm một phần trong chất lòng.
D. Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
Chọn D.
Nếu thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL+R – VL . Đây phải là trường hợp đo vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 4.9. Đế đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần
A. một bình chia độ bất kì.
B. một bình tràn
C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thế bỏ lọt vào bình.
D. một ca đong.
Chọn C.
Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thế chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.
Bài 4.10. Một miếng sắt hình hộp chữ nhật có các cạnh a = 1 cm; b = 4cm; c = 6cm. Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng các cách sau đây:
1. Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức:
V = a x b x c
2. Dùng bình chia độ có đường kính d với:1cm < d < 4cm.
3. Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm.
4. Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm.
Hỏi các cách nào ở trên có thể xác định được thể tích của miếng sắt?
A. Cách 1, 3 và 4. B. Cách 2, 3 và 4.
c. Cách 1, 2, 3 và 4. D. Cách 3 và 4.
Chọn A
Các cách 1, 3 và 4 ờ trên đều có thể xác định được thể tích của miếng sắt.