Bài 4.1. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?
A. V1 = 86cm3. B. V2 = 55cm3.
C. V3 = 31cm3. D. V4 = 141cm3.
Chọn C:
Thể tích của hòn đá V = V1 – V2 = 86 – 55 = 31cm3
Bài 4.2. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
A. Thể tích bình tràn.
B. Thể tích bình chứa.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Thể tích phần nước tràn ra bình tràn sang bình chứa.
D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Chọn C
Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn thì thể tích vật bằng thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 4.3. Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.
Đặt bát vào trên đĩa, đổ đầy nước vào bát. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa; đổ nước ở đĩa vào bình chia độ và đo thể tích nước này chính là thể tích quả trứng.
Bài 4.4*. Hãy dùng bình chia độ của em và tìm các cách để đo thể tích của một quả bóng bàn (hoặc một quả cam, chanh…).
Để đo thế tích của một quả bóng bàn (hoặc một quả cam, chanh), ta có thể làm như sau:
– Đổ nước vào bình đến vạch chia V1.
– Thả vật vào bình lấy một que nhỏ nhấn vật xuống sao cho vật chìm hoàn toàn xuống nước, nước dâng lên đến vạch V2
– Thể tích vật bằng thể tích nước dâng lên: V =V2 – V1
Bài 4.5*. Làm thế nào để đo được thể tích của một vật có hình dạng bất kì và thấm được nước bằng bình chia độ, chẳng hạn như viên phấn.
Trước hết ta cho viên phấn vào nước cho viên phấn ngấm đầy nước sau đó đo như vật bình thường không ngấm nước.