Bài 10.6*. Lực kế lò xo dùng trong trường học có thang chia độ theo đơn vị niu-tơn. Nhưng lực kế lò xo mà người đi chợ mua hàng thường đem theo lại có thang chia độ theo đơn vị ki-lô-gam. Giải thích tại sao người ta có thế làm được như vậy?
Lực kế lò xo mà người đi chợ mua hàng người ta không chia độ theo đơn vị niu-tơn mà chia theo đơn vị ki-lô-gam để tiện việc xác định khối lượng của vật. Sở dĩ, có thể chia như vậy vì trọng lượng tỷ lệ với khối lượng p = 10m, vì vậy nếu biết trọng lượng ta suy ra khối lượng của vật. Để thuận tiện, người ta chia sẵn thang đo khối lượng trên lực kế.
Bài 10.7. Dùng những cụm từ thích hợp trong khung để điền vào những chỗ trống trong các câu dưới đây:
– vài phần mười niu-tơn – vài niu-tơn – vài trăm niu-tơn – vài trăm nghìn niu-tơn |
a) Để nén một lò xo giảm xóc xe máy, cần một lực………
b) Lực đàn hồi tạo ra bởi các lò xo đỡ trục của bánh xe tàu hỏa phải vào cỡ…..
c) Lực đẩy của một lò xo bút bi lên ruột bút vào cỡ………
d) Lực kéo của lò xo ở một cái “cân lò xo” mà các bà nội trợ thường mang theo vào cỡ…………
a) Để nén một lò xo giảm xóc xe máy, cần một lực vài trăm niu-tơn
b) Lực đàn hồi tạo ra bởi các lò xo đỡ trục của bánh xe tàu hỏa phải vào cỡ vài trăm nghìn niu-tơn.
Advertisements (Quảng cáo)
c) Lực đẩy của một lò xo bút bi lên ruột bút vào cỡ vài phần mười niu-tơn.
d) Lực kéo của lò xo ở một cái “cân lò xo” mà các bà nội trợ thường mang theo vào cỡ vài niu-tơn.
Bài 10.8. Hãy chỉ ra câu mà em cho là không đúng.
A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
Chọn D
Khối lượng của một vật không phụ thuộc vào trọng lượng của nó , vật luôn có khối lượng nhưng có khi không có trọng lượng. Vậy câu không đúng là: Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó
Bài 10.9. Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng:
A. Cân và thước. B. Lực kế và thước,
c. Cân và bình chia độ. D. Lực kế và bình chia độ.
Chọn D
Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng: Lực kế và bình chia độ. Bình chia độ đo thể tích, lực kế đo trọng lượng.
Bài 10.10. Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiên niu-tơn?
A. 0,08N. B. 0,8N. C. 8N D. 80N.
Chọn B
Ta có p = 10m nên quyển vở có khối lượng 80g = 0,08kg.
Vậy có trọng lượng là 0,8N.