Bài 10. 11. Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng bao nhiêu gam?
A. 3,5g. B. 35g.
C. 350g. D. 3.500g.
Chọn D
Do P = 10m nên \(m = {P \over {10}} = {{35} \over {10}} = 3,5kg = 3500g\)
Vậy cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng 3,5kg và bằng 3500g
Bài 10.12. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở cột bên phải.
1. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết |
a) phải dùng cân tiểu li. |
2. Về thực chất, khi cân một vật là |
b) ta chỉ biết giá trị gần đúng của khôi lượng đó |
3. Muốn biết khối lượng của một cái nhẫn vàng với độ chính xác cao thì |
c) khối lượng của vật đó. |
4. Khi dùng “cân lò xo” để đo khối lượng của một vật thì |
d) so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật lấy làm mẫu gọi là các quả cân. |
+ 1c: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết khối lượng của vật đó.
+ 2d: Về thực chất, khi cân một vật là so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật lấy làm mẫu gọi là các quả cân.
+ 3a: Muốn biết khối lượng của một cái nhẫn vàng với độ chính xác cao thì phải dùng cân tiểu li.
Advertisements (Quảng cáo)
+ 4b: Khi dùng “cân lò xo” để đo khối lượng của một vật thì ta chỉ biết giá trị gần đúng của khối lượng đó
Bài 10.13: Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở cột bên phải.
1. Một chiếc xe tải có khối lượng 3 tấn thì có trọng lượng |
a) nhỏ hơn 10 một chút. |
2. Nếu tính chính xác, trọng lượng của xe tải 3 tấn phải |
b) chấp nhận công thức p = 10m đế tìm trọng lượng của một vật, nếu biết khối lượng của nó. |
3. Nếu tính chính xác thì hệ số tỉ lệ trong công thức P(N) = 10m(kg) phải |
c) nhỏ hơn 3.000N một chút. |
4. Trong thực tế, nếu không cần độ chính xác cao, ta vẫn |
d) 30.000N |
+ 1d: Một chiếc xe tải có khối lượng 3 tấn thì có trọng lượng 30000N
+ 2c: Nếu tính chính xác, trọng lượng của xe tải 3 tấn phải nhỏ hơn 3000N một chút (và bằng 2.940N)
+ 3a: Nếu tính chính xác thì hệ số tỉ lệ trong công thức P(N) = 10m(kg) phải nhỏ hơn 10 một chút (hệ số này là P(N)= 9,8m(kg))
+ 4b: Trong thực tế, nếu không cần độ chính xác cao, ta vẫn chấp nhận công thức p = 10m để tìm trọng lượng của một vật, nếu biết khối lượng của nó.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 10.14. Khi treo một vật khối lượng m1 vào lực kế thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế là ∆l1 = 3cm. Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khôi lượng m2 = 2m1, \({m_3} = {1 \over 3}{m_1}\) thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế sẽ lần lượt là:
A. ∆l2 = 1,5cm; ∆l3 = 9cm
B. ∆l2 = 6cm; ∆l3 = 1cm
C. ∆l2 = 2cm; \(\Delta {l_3} = {1 \over 3}cm\)
D. \(\Delta {l_2} = {1 \over 3}cm\); ∆l3 = 2cm
Chọn B Ta có:
Nếu m2 = 2m1 thì độ dài thêm ra của lò xo ∆l2 = 2∆l1 = 2.3 = 6cm
Nếu \({m_3} = {1 \over 3}{m_1}\) thì độ dài thêm ra của lò xo là \(\Delta {l_3} = {1 \over 3}\Delta {l_1} = {1 \over 3}.3 = 1cm\)
Bài 10.15*. Một lò xo có độ dài ban đầu là lo = 20cm. Gọi l(cm) là độ dài của lò xo khi được treo các quả cân có khối lượng m(g). Bảng dưới đây cho ta các giá trị của l theo m.
m(g) |
100 |
200 |
300 |
400 |
500 |
600 |
l(cm) |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
a) Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ dài thêm ra của lò xo vào trọng lượng của các quả cân treo vào lò xo.
Lấy trục thẳng đứng (trục tung) là trục biểu diễn độ dài thêm ra của lò xo và mỗi con ứng với độ dãn dài thêm ra 1cm. Trục nằm ngang (trực hoành) là trục biểu diễn trọng lượng của quả cân và môi cm ứng với 1N.
b) Dựa vào đường biểu diễn để xác định khối lượng của một vật. Biết khi treo vật đó vào lò xo thì độ dài của lò xo là 22,5cm.
a) Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ dài thêm ra của lò xo vào trọng lượng của các quả cân treo vào lò xo. Hình dưới đây:
b) Dựa vào đường biểu diễn nếu khi treo một vật vào lò xo thì độ dài của lò xo là 22,5cm ta có thể xác định khối lượng của một vật m = 350g